Giữ vững lập trường và làm theo lời dạy của Bác “Lương Y như từ mẫu”

Giữ vững lập trường,làm theo lời Bác dạy Lương Y như từ mẫuNghề giáo được coi là nghệ sĩ của tâm hồn, thì bác sĩ chính là người bảo toàn sự sống cho mỗi chúng ta được nuôi dưỡng tâm hồn và theo đuổi ước mơ.

Nghề giáo được coi là nghệ sĩ của tâm hồn, thì bác sĩ chính là người bảo toàn sự sống cho mỗi chúng ta được nuôi dưỡng tâm hồn và theo đuổi ước mơ.

Luôn làm theo lời dạy của Bác “Lương Y như từ mẫu”

Luôn làm theo lời dạy của Bác “Lương Y như từ mẫu”

Ngành Y là nghề vô cùng thiêng liêng và đáng kính trọng

Trong xã hội này, hai nghề mà được xem là cao quý và thiêng liêng nhất, được mọi người tôn vinh ta phải kể đến đó là “nghề giáo” và “nghề y”. Bên cạnh hình ảnh người thầy giáo được tôn vinh thì người thầy thuốc cũng được ca ngợi không kém. Nếu nói người thầy giáo là kĩ sư tâm hồn thì người bác sĩ chính là người bảo toàn sự sống để chúng ta có cơ hội nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì thế mà trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27-2-1955 của chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu rằng “Lương y phải như từ mẫu”.

“Lương y như từ mẫu” ở đây ý Bác muốn nhắn nhở các cán bộ, nhân viên  tế rằng: một người thầy thuốc cũng giống như một người mẹ hiền. Người thầy thuốc (Lương y) phải là người có lòng nhân ái, thương yêu người bệnh, như người mẹ hiền (Từ mẫu) cũng vậy, không có người mẹ nào muốn con mình bị ốm đau, bệnh tật mà trái lại luôn mong cho con khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn. Người thầy thuốc phải là thầy thuốc “giỏi”, là người có năng lực dùng kiến thức và kỹ năng về Y Dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững vàng về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, cập nhật kiến thức Y Dược để làm chủ trang, thiết bị hiện đại nhằm chữa trị tốt cho người bệnh. Ngoài cái giỏi về chuyên môn kỹ thuật, còn phải giỏi về tâm lý giao tiếp, chẩn đoán không chỉ bệnh tật mà còn hiểu được những nguyện vọng của bệnh nhân như người mẹ hiền hiểu tâm tính của người con do mình sinh ra vậy.

Những khó khăn vất vả không phải ai cũng thấu hiểu

Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành "mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được. “Lương y phải như từ mẫu” là y đức, đặt nền tảng trên sự “Tôn trọng sinh mạng con người”, nên đối với người thầy thuốc trước hết là không được làm bất cứ điều gì gây tổn hại, mà luôn nghĩ và làm đìều có lợi cho người bệnh. Rồi phải tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân,không phân biệt đối xử, phải công bằng và trung thực trong suy nghĩ và việc làm. Tại sao cái tâm của người làm y lại quan trọng đến thế? Bởi nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có lương tâm, phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách hay vô cảm, đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh, dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh. Trong thư Hồ Chủ tịch cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.

Nếu chưa từng là một người y bác sĩ, có lẽ sẽ chẳng ai hiểu nổi những gian khổ, khó nhọc mà họ từng trải qua. Trước tiên, hãy thử nghĩ đến bảy năm theo đuổi, cố gắng học tập không ngừng nghỉ, bao mồ hôi đã rơi cho việc góp nhặt từng con chữ, từng kinh nghiệm quý báu mỗi ngày. Mỗi mùa thi qua là một cuộc vật lộn với giấy bút, mỗi đêm thức trắng trực với hai mắt cay xè. Đặc biệt, thứ mà người làm nghề y tiếp xúc hằng ngày là máu, là những bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch, cuộc chiến đấu với tử thần giành giật lấy từng mạng sống cho bệnh nhân như chưa bao giờ ngừng nghỉ. Hơn nữa, bệnh viện chính là nơi có khả năng lây nhiễm rất cao, chỉ một sơ suất nhỏ các bác sĩ cũng có thể bị lây nhiễm từ người bệnh. Nhưng những gian nan ấy chẳng qua chỉ là bước khởi đầu, là đoạn nhạc dạo trong liên khúc thăng trầm của cuộc sống. Tuy vậy, trong thực tế ta cũng thấy được rất nhiều những tấm gương bác sĩ đã vượt lên trên mọi khó khăn để trở thành một người thầy thuốc “sâu y lý – giỏi y thuật – giàu y đức”. Ta có thể kể đến bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Duy Thăng,…Đó chỉ là một trong số vô vàn những bác sĩ_lương y tiêu biểu đang từng giờ, từng ngày cống hiến thời gian và sức lực của mình cho người dân, cho xã hội.

Luôn làm theo lời dạy của Bác “Lương Y như từ mẫu”

Người thầy thuốc luôn phải biết đặt đạo đức lên hàng đầu

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y, bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối, khiến y đức đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp cấp cứu, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu kịp thời. Vì vậy, đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành “oán nhân”, đồng thời bác sĩ cũng trở thành những kẻ tội đồ, bị dư luận lên án. Nhưng trên thực tế những vụ việc đó chỉ là cá biệt, thiểu số, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu làm rầu nồi canh” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta mà thôi.

Người thầy thuốc luôn phải đặt đạo đức lên hàng đầu

Tôi đã nghe được ở đâu đó rằng: “Không ai làm giàu bằng nghề y cả, làm giàu bằng mạng sống của người khác thì hãy xem lại đạo đức nghề nghiệp mà người hành nghề cần thực thi”. Thực đúng là như vậy, trong cuộc sống, khi làm bất cứ nghề nghiệp gì đạo đức nghề nghiệp vẫn luôn là quan trọng nhất, mà đặc biệt là nghề y thì đạo đức luôn luôn phải đặt lên hàng đầu. Như Bác Hồ đã nói “có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.

Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý và giúp ích cho xã hội, chính vì thế mà tôi đã và đang theo học ngành Dược tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Đây là một ngôi trường có môi trường học tập tốt, trong trường có rất nhiều các bạn sinh viên đến từ nhiều nơi khác nhau, ở mọi vùng miền trên mảnh đất hình chữ S này. Thế nhưng, ai nấy cũng đều thân thiện, hòa đồng, đoàn kết gắn bó với nhau như người thân trong gia đình. Đặc biệt, Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn hội tụ rất nhiều những giảng viên đã dạy lâu năm, dày dặn kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết, không những thế thầy cô giảng dạy rất nhiệt tình và luôn quan tâm đến việc học hành của chúng tôi, luôn khích lệ, động viên nhắc nhở chúng tôi phải tích cực học tập, rèn luyện đạo đức trở thành một lương y tốt đúng như lời dạy của Bác “lương y phải như từ mẫu”, một người bác sĩ giỏi “sâu y lý – giỏi y thuật”.

Bên cạnh đó, Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn có cơ sở vật chất cũng rất đầy đủ, các thiết bị máy móc hay những đồ dùng dùng trong thực hành luôn được kiểm tra và cải tiến phục vụ cho việc học tập của chúng tôi để đạt hiêu quả cao nhất… Chính những điều này khiến tôi quyết định gắn bó với Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi cũng sẽ không bao giờ hối hận với quyết định của mình. Chắc chắn, nơi đây không chỉ đào tạo tôi mà còn rất nhiều những bạn sinh viên khác nữa, trở thành một người công dân_một người y sĩ, dược sĩ có tài, có đức, có ích cho xã hội.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop