Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm và những điều cần biết

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm và những điều cần biếtViêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng tiểu phế quản gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Nếu không kịp thời can thiệp, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm màng não, xẹp phổi, nhiễm trùng máu,…

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng tiểu phế quản gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Nếu không kịp thời can thiệp, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm màng não, xẹp phổi, nhiễm trùng máu,…

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm và những điều cần biết

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở tiểu phế quản (đường dẫn khí nhỏ ở bên trong phổi). So với phế quản, các tiểu phế quản thường có kích thước nhỏ (thường nhỏ hơn 2mm), mềm và dễ tổn thương do không có sụn nâng đỡ.

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng. Thời điểm bệnh bùng phát mạnh là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột như mùa đông, mùa mưa,…

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thông thường, viêm cấp tính ở tiểu phế quản thường do virus RSV (Respiratory syncytial virus) gây ra. Virus này có thể xâm nhập vào trẻ lớn và người trưởng thành nhưng thường bị hệ miễn dịch ức chế nên chỉ gây ra các biểu hiện nhẹ.

Trong đó nếu xâm nhập vào trẻ dưới 2 tuổi, virus có khả năng bùng phát mạnh và gây ra các triệu chứng nặng nề. Trong trường hợp không can thiệp hoặc điều trị – chăm sóc không cách, trẻ có thể gặp phải tình trạng bội nhiễm. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường do vi khuẩn phế cầu, liên cầu, Moraxella catarrhalis hoặc do Haemophilus influenzae gây ra.

Phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm chủ yếu là sử dụng thuốc. Tuy nhiên khi có bội nhiễm, bạn cần tuân thủ liều lượng và tần suất dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi trong trường hợp này, vi khuẩn rất dễ kháng thuốc và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng.

Thuốc kháng sinh:

Kháng sinh là thuốc đặc hiệu đối với nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên để sử dụng kháng sinh phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy dịch hô hấp và làm kháng sinh đồ.

Trong trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và một số yếu tố dịch tễ khác.

Kháng sinh thường được sử dụng trong 7 – 10 ngày nếu vi khuẩn gây nhiễm trùng điển hình. Với các vi khuẩn không điển hình, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài đến 14 ngày.

Các loại kháng sinh thường được sử dụng:

Kháng sinh nhóm penicillin (Penicillin, Amoxicillin, Ampicillin, Oxacillin,…)

Kháng sinh nhóm Cephalosporin (Cefalexin, Cefadroxil, Cefaclor,…)

Kháng sinh nhóm quinolone (Levofloxacin, Ciprofloxacin, Moxifloxacin,…)

Kháng sinh phối hợp (Ampicillin + Sulbactam, Amoxicillin + A. Clavalanic)

Kháng sinh nhóm macrolide (Erythromycin, Arithromycin, Roxithromycin)

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm và những điều cần biết

Thuốc điều trị triệu chứng:

Ngoài việc sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị triệu chứng tùy vào triệu chứng lâm sàng của từng trường hợp. Theo các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, các loại thuốc có thể được sử dụng, bao gồm:

Thuốc hạ sốt: Sốt là triệu chứng điển hình của tình trạng bội nhiễm, do đó bác sĩ có thể chỉ định Acetaminophen để cải thiện. Loại thuốc khá an toàn và có thể dùng được cho trẻ nhỏ. Tuyệt đối không dùng Aspirin và các NSAID khác cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc giảm ho: Ho là phản ứng của cơ thể nhằm giải phóng dịch đờm và vi khuẩn gây nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trị ho thảo dược như cam thảo, nghệ, gừng,… để giảm tương tác với các loại thuốc điều trị khác.

Sử dụng thuốc nhỏ mũi chứa NaCl 0.9%: Thuốc xịt mũi chống sung huyết và thuốc kháng histamine thường không được khuyến khích dùng trong điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm – đặc biệt là cho trẻ dưới 2 tuổi. Do đó để làm giảm tắc nghẽn mũi, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng nước muối sinh lý để loại bỏ dịch nhầy và làm thông đường thở.

Thuốc làm loãng đờm: Với những trường hợp đờm đặc quánh gây khó thở, bác sĩ có thể kê toa thuốc Carbocystein, Acetylcystein, Bromhexin. Tuy nhiên bên cạnh việc dùng thuốc, cần uống nhiều nước để giảm nguy cơ phụ thuộc.

Thuốc khí dung làm giãn phế quản: Trong trường hợp co thắt tiểu phế quản gây khó thở, thở khò khè, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản dạng khí dung.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop