Các thay đổi về nội tiết và tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai

Các thay đổi về nội tiết và tâm sinh lý ở phụ nữ mang thaiKhi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào?

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào?

Các thay đổi về nội tiết và tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai

Những loại nội tiết tố “góp mặt” khi mang thai

Nội tiết tố sinh dục trong cơ thể người phụ nữ có liên quan trực tiếp tới việc mang thai. Nó góp phần vào sự phát triển của tuyến sinh dục, quy định các chức năng tình dục…được gọi là hormone giới tính.

Khi mang thai, nhiều loại hormone được tiết ra trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi để tạo ra môi trường an toàn và ổn định cho sự hình thành và phát triển của bào thai. Một số loại hormone quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc em bé được hình thành trong bụng mẹ là: Estrogen, HCG (Human Chorionic Gonadotrophin), Progesterone, HPL (Human Placetal Lactogen), Endorphin,…loại hormone nội tiết tố ở phụ nữ khi mang thai thay đổi như thế nào

Mỗi loại nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai đều có những thay đổi riêng. Vậy quá trình thay đổi nội tiết tố đó diễn ra như thế nào?

Quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai chủ yếu diễn ra ở 2 loại hormone là Estrogen và Progesterone trong suốt quá trình mang thai của người phụ nữ. Hai loại hormone sẽ tăng dần lên trong quá trình mang thai và cao nhất là ở tháng cuối. Thế nhưng, nó lại giảm một cách đột ngột trước khi chuyển dạ vài ngày khiến cơ thể người mẹ rất mệt mỏi. Bên cạnh đó là một số loại hormone nội tiết tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mang thai của người mẹ.

Hormone estrogen: Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Estrogen là nội tiết tố có sự thay đổi khi mang thai nhiều nhất Nội tiết tố Estrogen là loại hormone tiết ra từ buồng trứng quyết định đến đặc điểm phát triển giới tính của thai nhi như: làn da mịn hay không, mái tóc, giọng nói, vóc dáng… Ngoài ra, phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai 3 tháng đầu có hàm lượng estrogen tăng cao nhất làm kích thích cơ quan sinh dục dẫn đến ham muốn “chuyện ấy” cao. Trong 2 – 4 tuần đầu tiên của thai kỳ, lượng estrogen trong cơ thể người mẹ chủ yếu do hoàng thể (Hoàng thể là cấu trúc xảy ra sau quá trình rụng trứng từ nang trứng bị vỡ biến thành) sản xuất. Từ tuần thứ 7 của thai kỳ, trên 50% estrogen được sản xuất từ nhau thai. Chúng có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của tử cung.

Hormone Progesterone: Nếu như nội tiết tố Estrogen có ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai của người mẹ thì Progesterone được biết đến là loại hormone nội tiết tố có lợi cho thai nhi. Hormone này được tạo ra bởi hoàng thể, sản xuất ra trong vài tuần lễ đầu khi mới có thai. Progesterone có tác dụng chính trong việc tăng thân nhiệt, tăng dự trữ mỡ, tăng nhịp thở, giảm CO2 trong phế nang và máu động mạch đồng thời kết hợp với estrogen giúp cho tuyến vú phát triển, giảm bài tiết natri, gây ứ đọng nước trong cơ thể, ngăn chặn co thắt dẫn đến sảy thai. Cũng nhờ hormone này mà mẹ không có kinh nguyệt khi mang thai.

Hormone HCG (Human Chorionic Gonadotrophin): HCG là loại hormone viết tắt của từ Human Chorionic Gonadotrophin ban đầu xuất hiện ở buồng trứng, sau đó xuất hiện ở nhau thai. Chất này giúp chị em phát hiện được mình có thai hay không thông qua việc dùng que thử thai. Đây cũng là loại hormone này dẫn đến tình trạng nôn mửa, ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Các thay đổi về nội tiết và tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai

Hormone HPL (Human Placetal Lactogen): HPL là loại hormone được sản xuất từ nhau thai giúp thai nhi hình thành và phát triển, làm giảm lượng đường khi cơ thể mẹ hấp thụ và kích thích tuyến sữa tạo sữa non rất quan trọng khi vừa sinh xong.

Hormone Endorphin: Theo bác sĩ giảng viên giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược HCM Endorphin là loại hormone giúp giảm thiểu các căng thẳng do bụng bầu gây ra và những cơn đau bụng quằn quại. Khi mang thai cơ thể phình to chèn ép các mạch máu và dây thần kinh dưới bụng tạo sự căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, bổ sung các loại trái cây, thực phẩm tiết ra loại hormone này sẽ giúp mẹ bầu đỡ mệt và căng thẳng hơn. Ăn thức ăn cay vì khi lưỡi cảm nhận vị cay, não bộ sẽ hiểu là cơ thể đang bị đau đớn và “chỉ đạo” cơ thể giải phóng nhiều endorphins. Bên cạnh đó là chế độ tập luyện sẽ giúp gia tăng hàm lượng endorphins hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về quá trình thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ khi mang thai mà các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ cụ thể đến bạn đọc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop