Công dụng trị bệnh theo đông y từ từng bộ phận của cây ổi

Công dụng trị bệnh theo đông y từ từng bộ phận của cây ổiỔi là một trong những loại trái cây được sử dụng rất phổ biến trong xã hội. Các bộ phận của cây Ổi được sử dụng như một vị thuốc Y học cổ truyền với các tác dụng đặc hiệu về bệnh đường tiêu hóa.

Ổi là một trong những loại trái cây được sử dụng rất phổ biến trong xã hội. Các bộ phận của cây Ổi được sử dụng như một vị thuốc Y học cổ truyền với các tác dụng đặc hiệu về bệnh đường tiêu hóa.

Công dụng trị bệnh theo đông y từ từng bộ phận của cây ổi

Ổi có tên khoa học là Psidium guajava L, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Không những vậy, trong dân gian, ổi còn được gọi bằng tên khác như Phan Thạch Lựu, Mùi úi phíu, lá ổi hay là lá ủi,…. Hầu hết các bộ phận của cây ổi từ búp non, lá, vỏ thân, rễ hay quả đều có thể dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học của dược liệu ổi

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho biết, ổi có chứa thành phần hoạt chất có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt sức khỏe đường ruột. Quả ổi chứa nhiều Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin,… còn quả ổi chín có nhiều Vitamin C, Polysaccharide,…Lá ổi có chứa các thành phần chính và phụ như Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin cùng một số thành phần trong tinh dầu như Volatile oil, Eugenol,…Đặc biệt, lá ổi non có chứa 7 đến 10% là tanin, 3% nhựa và các chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn.

Cách sử dụng dược liệu từ cây ổi

Với mỗi bài thuốc khác nhau, dược liệu ổi sẽ có cách chế biến khác, sau đây là một số cách thường hay sử dụng:

  • Quả ổi xanh, quả ổi chín: thường dùng ăn tươi trực tiếp.
  • Lá non hay búp ổi: có thể ăn trực tiếp sau khi rửa sạch hay sao qua và pha uống hằng ngày như trà. Lá non hay búp ổi có thể dùng riêng lẽ hay kết hợp với các dược liệu khác.
  • Vỏ rễ và vỏ thân ổi: thường được sắc và nấu nước để dùng rửa các vết loét ngoài da.

Công dụng và những lợi ích từ từng bộ phận của cây ổi

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, dược liệu ổi có công dụng thu sáp chỉ huyết, tiêu thũng giải độc, kiện vị cố tràng, thu liễm. Với những công dụng đó, ổi được dùng trong các bài thuốc chủ trị viêm ruột cấp, kiết lỵ, ỉa chảy, ăn uống không tiêu, làm lành vết loét… Theo Y học hiện đại, cây ổi có các tác dụng đặc hiệu như sau:

Ổi có tác dụng chống viêm, cầm tiêu chảy: Lá ổi giúp se da và niêm mạc, làm giảm sự xuất tiết và kích thích ở màng ruột, làm dịu đi các triệu chứng ở bệnh và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn chính gây tiêu chảy). Dịch chiết lá ổi được chứng minh có tác dụng đặc hiệu trong điều trị bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm đường ruột cực kỳ hiệu quả.

Ổi có tác dụng giúp giảm cân, kiểm soát bệnh đái tháo đường: Dịch chiết từ cây ổi có chứa các hoạt chất như polyphenol, tanin, flavonoid, carotenoid. Các thành phần này có khả năng ức chế enzyme chuyển hóa carbohydrate thành glucose, làm chậm quá trình gia tăng lượng đường trong máu, giảm tình trạng dự trữ năng lượng ở gan, chuyển hóa sau đó chuyển thành mỡ. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, trà lá ổi giúp ngăn ngừa sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng ở bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout: Trong Y học cổ tryền Việt Nam, lá ổi có tác dụng tiêu độc, tiêu thũng rất tốt, giúp đào thải acid uric máu, hỗ trợ điều trị gout và làm giảm các triệu chứng sưng, đau do gout. Trong quá trình uống dược liệu ổi để trị gout, các bệnh nhân cần hạn chế rượu bia, hải sản và thức ăn chứa nhiều đạm.

Dược liệu ổi hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp sưng nướu răng, đau răng: Dược liệu ổi có thể giúp xoa diệu và làm giảm cơn đau gây răng, sưng nướu. Lá ổi có chứa thành phần dược chất astringents làm chắc chân răng và nướu răng giúp cơn đau răng tạm thời xoa dịu đi. Trong dân gian, lá ổi tươi được dã nát đắp lên vùng chân răng bị viêm nhiễm sẽ giúp chống viêm và kháng khuẩn bảo vệ răng và nướu.

Dược liệu ổi có tác dụng ngăn ngừa ung thư: Ổi chứa nhiều lycopene, giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư miệng, ung thư tuyến tiền liệt. Không những vậy, nước lá ổi còn chứa các chất như quercetin, lycopene và vitamin C có thể chống khối u.

Công dụng trị bệnh theo đông y từ từng bộ phận của cây ổi

Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu ổi hiệu quả

Ổi là một loại dược liệu quen thuộc với rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng nên dùng đúng cách, đặc biệt là:

Khi ăn ổi, phải chú ý nghiền nát trước khi nuốt.

Khi ăn ổi, nên ăn luôn vỏ ổi sau khi đã rửa sạch, vì vỏ ổi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop