Bệnh cúm không chỉ là một vấn đề của người lớn mà còn đáng lo ngại ở trẻ nhỏ. Đây là một bệnh lây lan rất dễ dàng, thường xuất hiện qua những hành động như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus cúm.
Các loại virus cúm và triệu chứng
Có ba loại virus cúm gây bệnh cho người, trong đó cúm A và cúm B gây ra các đợt dịch bệnh theo mùa. Cúm A thường có các phụ loại (type) và có khả năng gây ra các đợt dịch và đại dịch. Ở Việt Nam, đã có các đợt dịch cúm A/H1N1 (Cúm lợn) và cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 (cúm gia cầm). Cúm B chỉ có ở người và cũng có thể gây ra dịch. Cúm C chỉ có ở người, thường nhẹ và tự giới hạn, không gây ra dịch bệnh.
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ thường đa dạng và có thể bao gồm:
- Sốt.
- Nhức đầu và đau cơ.
- Mệt mỏi.
- Ho và đau họng.
Những triệu chứng này thường giảm sau khoảng 2-5 ngày, nhưng một số trẻ có thể mắc bệnh trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phổi. Trẻ nhỏ, người già và những người có tiền sử bệnh như đái tháo đường, bệnh tim, bệnh phổi có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các biến chứng nghiêm trọng.
Chữa trị bệnh cúm ở trẻ và dấu hiệu cần đi cấp cứu
Đa số trường hợp nhiễm cúm sẽ tự hồi phục trong khoảng 1-2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn chia sẻ các dấu hiệu dưới đây cần làm cha mẹ chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu gặp phải:
- Trẻ quấy khóc nhiều, li bì.
- Sốt kèm phát ban.
- Trẻ không chảy nước mắt khi khóc (ở trẻ sơ sinh).
- Trẻ cảm thấy hụt hơi, khó thở.
- Trẻ cảm thấy tức ngực hoặc bụng.
- Trẻ có dấu hiệu da xanh hoặc tím tái.
Phương pháp điều trị bệnh cúm ở trẻ
Nghỉ ngơi và uống nước đủ lượng: Nghỉ ngơi trong khi bệnh và uống đủ nước là quan trọng để trẻ phục hồi nhanh chóng và không bị mất nước.
Thuốc hạ sốt và hỗ trợ: Acetaminophen có thể được sử dụng để hạ sốt và giảm nhức đầu và đau cơ. Không nên dùng Aspirin hoặc các loại thuốc có chứa Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Thuốc ho thường không có tác dụng đặc biệt và triệu chứng ho thường tự giảm sau một thời gian mà không cần điều trị.
Điều trị bằng thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus như oseltamivir, zanamivir, peramivir và baloxavir có thể được sử dụng nếu trẻ có triệu chứng nặng hoặc có nguy cơ phát triển biến chứng cúm. Tuy nhiên, điều trị này có hiệu quả khi bắt đầu trong 48 giờ đầu khi có triệu chứng cúm.
Không sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định: Kháng sinh không hữu ích trong việc điều trị các bệnh do virus như cúm, chỉ nên được sử dụng nếu có biến chứng do vi khuẩn của bệnh cúm.
Phòng ngừa cúm cho trẻ
Tiêm Vaccine cúm: Vaccine cúm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm cúm. Người chủng ngừa cúm có nguy cơ mắc bệnh và tử vong thấp hơn so với người không tiêm vaccine. Việc tiêm vaccine cúm được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên hàng năm.
Các biện pháp kiểm soát lây nhiễm: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn khi cần thiết, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM lưu ý, một số biến chứng của cúm có thể rất nguy hiểm. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào, hãy đưa trẻ đến cấp cứu ngay lập tức để được chăm sóc và điều trị kịp thời.