ĐIều trị gai cột sống từ ngải cứu theo phương pháp đông y hiệu quả

ĐIều trị gai cột sống từ ngải cứu theo phương pháp đông y hiệu quảTrị gai cột sống từ ngải cứu là một mẹo chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian, giúp cải thiện cơn đau lưng và triệu chứng đi kèm. Vậy cách dùng ngải cứu để trị gai cột sống thực hiện như thế nào?

Trị gai cột sống từ ngải cứu là một mẹo chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian, giúp cải thiện cơn đau lưng và triệu chứng đi kèm. Vậy cách dùng ngải cứu để trị gai cột sống thực hiện như thế nào?

 

ĐIều trị gai cột sống từ ngải cứu theo phương pháp đông y hiệu quả

Dùng ngải cứu chữa gai cột sốn

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, gai cột sống được biết đến là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, xuất hiện khi mô xương ở cột sống phát triển bất thường tạo thành các gai nhỏ bám quanh xương. Gai xương có thể làm mất cân bằng cấu trúc cột sống, gây chèn ép đĩa đệm và các dây thần kinh xung quanh làm phát sinh triệu chứng đau nhức, tê bì, khó khăn khi cúi gập và vận động.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, nhiều người mắc bệnh gai cột sống đã áp dụng một số biện pháp dân gian nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tình trạng gai xương phát triển. Trong đó mẹo chữa gai cột sống bằng ngải cứu là một trong những bài thuốc được dùng khá phổ biến.

Ngải cứu không chỉ được dùng trong chế biến món ăn mà còn có nhiều đặc tính dược lý và được dân gian tận dụng để điều trị các bệnh thường gặp. Theo đông y, ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng giảm đau, khứ hàn, an thai và bồi bổ sức khỏe, thường được sử dụng để chữa chứng bệnh như: suy nhược cơ thể, đau bụng do kinh nguyệt không đều và giảm đau lưng do gai cột sống.

Cho đến nay y học hiện đại chưa chứng minh tác dụng chữa gai cột sống từ ngải cứu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thảo dược này hoàn toàn có khả năng cải thiện cơn đau nhức lưng do bệnh lý gây ra. Để kiểm soát rủi ro và dự phòng tác dụng phụ phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi áp dụng.

Các bài thuốc đông y chữa gai cột sống từ ngải cứu

Với những trường hợp gai xương chỉ gây ra cơn đau ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh từ ngải cứu được thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ dưới đây để cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc đắp từ lá ngải cứu và muối biển: Bài thuốc đắp chữa gai cột sống từ ngải cứu và muối biển có tác dụng làm giảm cơn đau do gai cột sống cấp tính. Ngoài ra thực hiện cách chữa này vào buổi tối trước khi ngủ có thể ngăn ngừa cơn đau xuất hiện sau khi ngủ dậy. Thực hiện:

  • Một nắm ngải cứu và 3 thìa muối biển
  • Rửa sạch lá ngải cứu và để cho ráo nước
  • Đem ngải cứu sao vàng với muối biển
  • Sau đó dùng vải bọc lại và chườm lên vùng đốt sống bị đau nhức
  • Thực hiện liên tục 1 – 2 lần/ ngày trong vòng 1 tháng

ĐIều trị gai cột sống từ ngải cứu theo phương pháp đông y hiệu quả

Bài thuốc từ ngải cứu và mật ong: Trong mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Bài thuốc chữa gai cột sống bằng ngải cứu và mật ong thường không đem lại hiệu quả tức thì. Tuy nhiên nếu áp dụng liên tục và đều đặn, bạn sẽ nhận thấy tần suất và mức độ cơn đau thuyên giảm đáng kể. Thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 300g lá ngải cứu
  • Để ráo nước và đem giã nát vắt lất nước cốt
  • Thêm 2 – 3 thìa mật ong vào, khuấy đều và chia thành 2 lần uống trong ngày
  • Thực hiện đều đặn trong ít nhất 3 tháng

Bài thuốc từ giấm gạo và ngải cứu tươi: Ngoài bài thuốc đắp từ ngải cứu và muối biển, bạn cũng có thể giảm đau lưng do gai cột sống bằng bài thuốc đắp từ ngải cứu và giấm gạo. Bài thuốc này có tác dụng làm giãn không gian cột sống, giúp giảm đè ép lên dây thần kinh và cải thiện cơn đau hiệu quả. Thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 250g ngải cứu tươi và 150ml giấm gạo
  • Đem ngải cứu rửa sạch, giã cho nát
  • Đun nóng giấm và hòa với ngải cứu, sau đó bọc trong tấm vải
  • Dùng xoa dọc theo xương sống từ 15 – 20 phút
  • Mỗi liệu trình kéo dài trong 15 ngày
  • Thực hiện từ 4 – 5 liệu trình để nhận thấy kết quả

Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu là phương pháp có tác dụng cải thiện cơn đau và giảm sưng viêm. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến Bác sĩ để dự phòng tác dụng phụ không mong muốn và các tình huống rủi ro có thể xảy ra.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop