Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết đái tháo nhạt

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết đái tháo nhạtCùng với bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.

Cùng với bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết đái tháo nhạt

Nguyên nhân dẫn đến đái tháo nhạt là do cơ thể thiếu ADH

Các dạng đái tháo nhạt chính

Đái tháo nhạt trung ương: Do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị phá huỷ, lượng ADH sản xuất ra bị giảm, hậu quả là cơ thể thiếu ADH nên đi tiểu rất nhiều. Các nguyên nhân thường gặp là phẫu thuật tuyến yên hoặc u tuyến yên, viêm tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não...

Đái tháo nhạt do thận: Nguyên nhân là do các khiếm khuyết ở ống thận là phần cấu trúc có chức năng thải hoặc tái hấp thu nước. Khi đó hoạt động của thận không chịu ảnh hưởng của ADH nữa nên sẽ thải rất nhiều nước tạo ra nhiều nước tiểu. Nguyên nhân gây khiếm khuyết có thể do di truyền hoặc mắc phải sau khi bị bệnh thận mạn tính (như viêm thận bể thận mạn, bệnh thận đa nang...). Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây đái tháo nhạt do thận. Một số trẻ sơ sinh bị đái tháo nhạt ngay sau khi đẻ thường do nguyên nhân di truyền gây biến đổi vĩnh viễn khả năng cô đặc nước tiểu của thận.  Đái tháo nhạt ở phụ nữ có thai: Một số phụ nữ có thai bị đái tháo nhạt do nhau thai tiết ra một loại enzyme có khả năng phá hủy ADH (vasopressinase). Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối.

Bệnh đái tháo nhạt có thể gặp ở những bệnh nhân bị hạ kali máu, tăng calci máu... có giảm sự cô đặc nước tiểu (giảm tái hấp thu). Tuy nhiên có tới 30% bị đái tháo nhạt không thể tìm được nguyên nhân.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết đái tháo nhạt

Đào tạo Kỹ thuật Xét nghiệm y học chuẩn Bộ Y tế

Triệu chứng của bệnh

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết triệu chứng nổi bật là tiểu rất nhiều và uống nhiều nước. Bệnh nhân đái tháo nhạt thường tiểu từ 4 - 8lít/ngày, có thể tới 15 - 20 lít/ngày vì thế trung bình 30 - 60 phút họ phải đi tiểu 1 lần, kể cả ban đêm. Mức độ khát nước rất dữ dội khiến bệnh nhân phải uống nước liên tục, một số người có thể bị mất nước nặng với những biểu hiện như môi khô, tim đập nhanh, huyết áp tụt, thậm chí hôn mê. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo nhạt lại ít khi bị gầy sút và không bao giờ có hiện tượng kiến bâu vào nước tiểu (khác với đái tháo đường). Vì thế cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đi tiểu nhiều và uống nhiều để tránh bị mất nước nặng. Trẻ em bị bệnh đái tháo nhạt có thể có những biểu hiện khác lạ như: trẻ quấy khóc nhiều; bỉm thường xuyên bị ướt; sốt, nôn hoặc tiêu chảy là dấu hiệu mất nước; da khô và chân tay lạnh; trẻ chậm lớn, thậm chí sút cân.

Phương pháp điều trị

Đái tháo nhạt là bệnh ít gặp, có thể điều trị được nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh, đôi khi cũng có thể gây biến chứng mất nước nặng. Vì thế những người bị tiểu nhiều và khát nước nhiều cần đi khám bệnh sớm. Những người đã được chẩn đoán bị đái tháo nhạt cần uống thuốc đều và uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ có thể bác sĩ chỉ khuyên uống 2-3 lít nước/ngày mà không cần dùng thuốc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop