Làm thế nào để khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu?

Làm thế nào để khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầuMồ hôi trộm là tình trạng thường xuất hiện ở bà bầu. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn gây  ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ vào ban đêm.

Mồ hôi trộm là tình trạng thường xuất hiện ở bà bầu. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn gây  ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ vào ban đêm. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Làm thế nào để khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu?

Mồ hôi trộm là gì?

Thông thường, mồ hôi được tiết ra nhiều hơn khi cơ thể hoạt động nhiều hoặc thời tiết quá nóng. Tuy nhiên, khi cơ thể ở trạng thái không vận động, nhất là vào ban đêm khi ngủ mà vẫn đổ nhiều mồ hôi thì đó được gọi mồ hôi trộm theo cách gọi dân gian.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết đổ mồ hôi trộm thường tập trung ở lưng, nách, trán, bàn tay, bàn chân vì những khu vực này chứa nhiều tuyến mồ hôi. Nước chiếm đến 90% thành phần mồ hôi, 10% là muối và chất cặn bã mà cơ thể muốn thải ra ngoài.

Nếu phụ nữ có tiền sử bị ra mồ hôi trộm trước khi mang thai thì tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn trong quá trình mang bầu. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được cách chăm sóc tốt nhất, giúp thai kỳ luôn khỏe mạnh và an toàn.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở bà bầu

Mồ hôi trộm là tình trạng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Riêng bà bầu, một số nguyên nhân chính bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nội tiết tố cơ thể mẹ thay đổi, kéo theo nhiều hệ lụy đối với cơ thể. Trong đó, ra mồ hôi trộm là một tình trạng điển hình. Khi nội tiết tố thay đổi, thân nhiệt của hầu hết mẹ bầu sẽ tăng cao hơn so với bình thường và cơ thể sẽ tự động tiết nhiều mô hôi để làm mát dù mẹ không hề vận động, ngay cả trong khi ngủ.
  • Sử dụng thuốc: Suốt quá trình mang thai, hầu hết mẹ bầu phải bổ sung nhiều loại thuốc, vitamin để tăng sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng và giảm thiểu tình trạng ốm nghén. Các loại thuốc chống nôn, chống trầm cảm có thể là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, không chỉ do thân nhiệt tăng mà ra mồ hôi đôi khi cũng là tác dụng phụ của các loại thuốc này.
  • Thay đổi tuyến giáp: Một số phụ nữ khi mang thai có thể gặp phải tình trạng suy giáp. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em đồ nhiều mồ hôi khi mang thai.
  • Nhiễm trùng, bệnh tật: Một nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị đổ mồ hôi trộm khi mang thai có thể do cơ thể của mẹ đang gặp phải các vấn đề bất thường về sức khỏe như mắc bệnh: ung thư, đái tháo đường, rối loạn tự miễn… cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
  • Ăn uống không khoa học: Bên cạnh những bất thường về sức khỏe hay sự thay đổi của cơ thể khi mang thai, việc ăn uống của mẹ bầu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm. Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, sử dụng đồ uống có chứa caffeine sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng và  làm tăng tốc độ trao đổi chất, dẫn đến đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi đang ngủ.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, kích thước của thai nhi ngày một tăng gây áp lực tử cung hay tâm sinh lý của mẹ thay đổi cũng khiến tình trạng đổ mồ hôi trộm xảy ra.

Mồ hôi trộm ở bà bầu có nguy hiểm không?

Tình trạng mồ hôi trộm mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại khiến cuộc sống của mẹ gặp nhiều khó khăn. Việc mồ hôi ra nhiều nhất là khi đi ngủ khiến mẹ cảm thấy không thoải mái.

Trường hợp nặng hơn, nhiều mẹ bầu bị ra mồ hôi rất nhiều vào ban đêm phải dậy để thay quần áo, tắm… gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của mẹ. Nếu giấc ngủ đêm bị gián đoạn thường xuyên thì sức khỏe của mẹ sẽ bị ảnh hưởng, không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở bà bầu?

Khắc phục mồ hôi trộm như thế nào?

Điều trị dứt điểm chứng ra mồ hôi trộm ở mẹ bầu là điều hết sức khó khăn nên mẹ cần tìm hiểu cách khắc phục, làm giảm thiểu tình trạng này để chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng. Theo các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp dưới đây:

Giữ nhiệt độ phòng ngủ ổn định, thích hợp. Có thể dùng quạt hay điều hòa để cơ thể luôn mát mẻ và giảm tiết mồ hôi.

Lựa chọn những bộ đồ ngủ mỏng, nhẹ, và thấm mồ hôi tốt

Có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp tình trạng tiết mồ hôi giảm bớt.

Ra mồ hôi nhiều có thể khiến cơ thể mẹ bầu mất nước, nên chuẩn bị khăn cotton và một cốc nước cạnh giường khi ngủ để khi tỉnh giấc có thể lấy khăn thấm mồ hôi và uống một ít nước để làm mát cơ thể.

Mẹ bầu nên đi ngủ sớm, đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày vì việc nghỉ ngơi đủ là biện pháp quan trọng giúp vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động tốt.

Tập luyện thể thao thường xuyên và đúng cách, nên lựa chọn những bài tập tốt cho mẹ bầu để nâng cao sức khỏe và duy trì sự ổn định của hormone. Ngoài ra, vận động thích hợp còn giúp vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động tốt, hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng đổ mồ hôi trộm.

Hạn chế những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, không dùng đồ uống chứa cồn, cafein vì chúng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng giảm tiết mồ hôi. Đậu nành là thực phẩm mẹ không nên bỏ qua.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop