Quai bị là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ có thai, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ và thường để lại biến chứng nguy hiểm cho trẻ từ 5-15 tuổi.
Quai bị là bệnh gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Virus gây bệnh quai bị có thể tồn tại khoảng từ 30 – 60 ngày bên ngoài cơ thể ở nhiệt độ 15 – 200 độ C và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C hay hóa chất diệt khuẩn.
Quai bị lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp: nước bọt, dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, khạc nhổ… Thời điểm dễ lây bệnh nhất là vào 2 ngày trước khi triệu chứng xuất hiện hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.
Dấu hiệu bệnh quai bị khi mang thai
Thai phụ thường mắc bệnh quai bị là vào tuần thứ 12 – 16 của thai kỳ với các triệu chứng phổ biến như sau:
- Sốt cao đột ngột
- Chán ăn, buồn nôn
- Đau đầu
- Tuyến nước bọt đau nhức, sưng to ở một hoặc hai bên, khó nhai, khó nuốt
- Đau cơ, nhức mỏi toàn thân
- Mệt mỏi
Ngay khi xuất hiện triệu chứng kể trên, mẹ bầu đi khám ngay vì có thể đã mắc bệnh quai bị để có biện pháp điều trị phù hợp.
Biến chứng của quai bị khi mang thai
Trường hợp mắc bệnh quai bị nhưng được điều trị sớm sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng cho thai kỳ. Nhưng nếu chủ quan hay không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Biến chứng với mẹ bầu:
- Khi mắc quai bị, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sưng ở buồng trứng và ngực, nếu nhiễm trùng có thể sốt và đau đầu.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, biến chứng quai bị nguy hiểm có thể là nhiễm trùng não hoặc mất thính lực đáng kể.
Biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi:
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc bệnh quai bị sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
- 3 tháng cuối thai kỳ tăng nguy cơ chết thai, lưu thai và sinh non
Do đó việc có những biện pháp phòng ngừa sớm quai bị trước và trong khi mang thai là vô cùng quan trọng.
Những phương pháp điều trị quai bị khi mang thai
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai thì mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để khám, xác định bệnh quai bị hay bị bệnh khác. Việc phát hiện điều trị bệnh quai bị kịp thời sẽ giúp mẹ bầu nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Khám thai định kỳ ở các tuần thai thứ 8, 12, 22, 32... để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, tầm soát sớm các bệnh trong thai kỳ là việc không thể bỏ qua trong thai kỳ. Mẹ bầu không nên quá lo lắng hay sợ hãi, vì nếu mắc bệnh quai bị khi mang thai tháng thứ 4 hay bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ thì cần phải giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh đi khám và điều trị, thai nhi sẽ khỏe mạnh hơn.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn lưu ý sau khi điều trị khỏi bệnh quai bị, mẹ bầu nên tiếp tục theo dõi và khám định kỳ thai nhi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị quai bị bằng cách:
- Nghỉ ngơi và cách ly tại nhà, tránh ra ngoài vì có thể tiếp xúc với gió, nước
- Uống nhiều nước lọc, hạn chế và không nên uống nước trái cây vì có thể gây kích thích tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt gây đau nhiều hơn
- Tránh ăn thức ăn có thành phần nếp vì sẽ gây sưng to hơn
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Dùng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt phải có chỉ định của bác sĩ
Những phương pháp áp dụng để phòng tránh quai bị khi mang thai
Mẹ bầu khi có các biểu hiện như sốt kèm theo sưng viêm quai hàm thì cần đi khám ngay để xác định chính xác bị quai bị hay bệnh khác. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để giúp giảm những triệu chứng khó chịu như sốt, ho, sưng hàm cho mẹ.
Theo các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, sau khi triệu chứng bệnh thuyên giảm, mẹ nên khám định kỳ ở các tuần thai 12, 22, 32... theo chỉ định bác sỹ để tầm soát bệnh và biến chứng có thể do bệnh gây ra.
Thực tế, nhiều phụ nữ mang thai khi mắc quai bị đã vội vàng nghĩ tới chuyện phá thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật. Theo các bác sĩ chuyện khoa thì hiện nay, bệnh quai bị không có chỉ định phải đình chỉ thai nhưng vẫn nên thận trọng, mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bệnh quai bị đã được điều trị khỏi nhưng thai phụ vẫn cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi có bình thường, có biến chứng nguy hiểm gì không. Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh giúp phát hiện những nguy cơ gây tác động xấu với thai nhi.
Ngoài việc chủ động tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh thì các thai phụ cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị cũng như các bệnh lây nhiễm khác.
Từ đây có thể thấy rằng, mẹ bầu mắc bệnh quai bị khi mang thai nếu được theo dõi và điều trị tốt thì vẫn có thể sinh con khỏe mạnh như bình thường.