Bệnh viêm da dị ứng là một dạng viêm da khi gặp các tác nguyên kích hoạt cơ địa dị ứng, nếu không sớm nhận biết và điều trị, bệnh có thể khiến da bị tốn thương
Bệnh viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng là một dạng viêm da khi gặp các tác nguyên kích hoạt cơ địa dị ứng như: Khói bụi, lông động vật, thực phẩm… Bệnh rất dễ mắc, dễ tái phát khi gặp tác nguyên dị ứng và khó điều trị dứt điểm. Viêm da dị ứng cũng có nhiều dạng và biểu hiện khác nhau ở mỗi người.
Các loại bệnh viêm da đều khiến da bị ngứa, đỏ và sưng lên. Tuy nhiên các triệu chứng viêm da dị ứng có thể nghiêm trọng và kéo dài hơn các loại bệnh viêm da khác. Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết các loại dị ứng da thường gặp bao gồm:
- Bệnh chàm là loại viêm da dị ứng phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở tay.
- Viêm da dị ứng tiếp xúc, chỉ xảy ra khi da tiếp xúc với một số tác nhân dị ứng nhất định.
- Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da dị ứng gây ra các mụn nước thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân.
Viêm da dị ứng thường gây ra triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý nhiều người. Đa số người bệnh đều mặc cảm, ngại giao tiếp khi gặp các triệu chứng bệnh, luôn tìm cách che giấu vùng da bị bệnh. Phản ứng ngứa gãi của người bệnh khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm sẽ rất nguy hiểm và khó điều trị do vi khuẩn gây bội nhiễm có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh.
Một số trường hợp viêm nhiễm nặng tại khu vực tập trung nhiều dây thần kinh có thể gây tổn thương thần kinh. Cá biệt, có những trường hợp dị ứng nguyên gây viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ trụy tim, ngạt thở… cực kỳ nguy hiểm.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứng
Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nhận biết sớm triệu chứng có ý nghĩa lớn trong việc điều trị bệnh, ngăn chặn những biến chứng và tác hại của bệnh đối với sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân.
Một vài dấu hiệu của viêm da dị ứng dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện bệnh này:
- Vị trí bị bệnh như da mặt, da tay, vai… có màu đỏ đến nâu – xám.
- Bệnh viêm da dị ứng gây ngứa, đặc biệt bệnh ngứa này rất nghiêm trọng vào ban đêm.
- Có thể rỉ dịch khi trầy xước.
- Dày, nứt hoặc có vảy da.
Bệnh viêm da dị ứng xuất hiện thường xuyên nhất trên bàn tay và bàn chân, ở mặt trước của của khuỷu, phía sau đầu gối và trên mắt cá chân, cổ tay, mặt, cổ và ngực. Triệu chứng viêm da dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến da quanh mắt, bao gồm cả mí mắt, việc gãi ngứa có thể gây tấy đỏ và sưng quanh mắt.
Hầu hết những người bị dị ứng đều có vi khuẩn tụ cầu đang phát triển trên da. Vi khuẩn tụ cầu khuẩn nhân lên và có thể làm xấu đi các triệu chứng, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các yếu tố khác có thể làm xấu đi các dấu hiệu của viêm da dị ứng như tắm nước nóng, stress, đổ mồ hôi, thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm thấp, dung môi, chất tẩy rửa, xà phòng, một số loại thực phẩm như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì,…
Những phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng
Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết có hai hướng điều trị tình trạng này đó là điều trị từ nguyên nhân và điều trị triệu chứng:
Điều trị nguyên nhân: Xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng viêm da dị ứng sẽ giúp việc điều trị đi đúng hướng, cụ thể là nếu do các yếu tố thời tiết, khách quan bạn có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ, phòng làm việc. Nếu viêm da dị ứng do sử dụng mỹ phẩm cần ngưng sử dụng ngay các sản phẩm đó. Các vấn đề stress, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến da do đó bệnh nhân nên hạn chế và giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Bệnh viêm da dị ứng nguyên nhân do ký sinh trùng cần được điều trị theo một phác đồ riêng.
Điều trị triệu chứng: Với các triệu chứng viêm da dị ứng, tốt nhất là nên chữa ngay khi mới chớm bệnh. Việc làm đầu tiên chính là làm sạch da mặt bằng những sản phẩm dịu nhẹ, từ thiên nhiên càng tốt để tránh cho da bị kích ứng dẫn đến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Sử dụng một số mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên để làm giảm tình trạng ngứa, đỏ, căng, bong tróc da như mặt nạ dưa chuột, mướp đắng, bột yến mạch, đậu đỏ,… Các thuốc tây như chống viêm, thuốc chống ngứa,… có thể sử dụng theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Nếu tình trạng viêm da dị ứng của bạn do di truyền hoặc yếu tố cơ địa thì cần sớm thăm khám để các bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn để cải thiện tình trạng này, giảm nhanh các biểu hiện viêm da dị ứng.