Bệnh da liễu là gì? Những bệnh da liễu nào phổ biến ở trẻ em? Nguyên nhân triệu chứng cử từng loại bệnh ra sao? Vì sao trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh da liễu?
Nguyên nhân gây bệnh da liễu
Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu ở là do thời điểm này với khí hậu đặc trưng của nước ta là điều kiện lý tưởng để các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác cho trẻ em phát triển.
Trong khi đó trẻ em rất nhạy cảm, đặc biệt là da còn non nớt nên dễ mắc bệnh. Ngoài ra hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện nên trẻ thường bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, các sản phẩm tẩy rửa...
Môi trường lớp học cũng là một trong những tác nhân gây bệnh da liễu ở trẻ em vì ở đây trẻ thường tiếp xúc không ý thức với các bạn có mầm bệnh khiến bệnh lây lan nhanh.
Một số bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em
Bệnh dị ứng - nổi mề đay
Các tác động từ bên ngoài từ môi trường, cụ thể là thời tiết thay đổi đột ngột trong lúc giao mùa sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại gây ra hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa.
Chuyên gia ngành điều dưỡng cho biết các triệu chứng dị ứng xảy ra ở trẻ khác nhau nên khi phát hiện ra các dấu hiệu sau, các mẹ cần lập tức tìm cách ứng phó, một số triệu chứng phổ biến như sau:
- Da nổi phát ban với những nốt ban mẩn đỏ và ngứa.
- Da của trẻ mắc mề đây thưởng bị sẩn, phù và có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thế.
- Các nốt mẩn ngứa sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, hình tròn hoặc vệt dài và hình ô van.
Một số trường hợp trẻ bị nổi mề đay cấp tính có thể bị khó thể, tụt huyết áp đột ngột, các nốt sần nổi khắp trên cơ thể. Khi có dấu hiệu này, các mẹ nên nhanh chóng đưa con đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.
Bệnh viêm da tiếp xúc
Đây là phản ứng di ứng do tiếp xúc với chất dị ưng có trong thực phẩm, xà phòng hoặc nhựa cây độc,
Tình trạng phát ban thường xảy ra trong 48 giờ đầu tiếp xúc. Tình trạng nặng nhất là nổi các nốt rộp như bỏng.
Bệnh rôm sảy
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ em là do việc tắc nghẽn tuyến mồ hôi vào thời tiết khô hanh nóng hay do mẹ cho trẻ mặc quần áo quá nóng. Các đốm rôm nhỏ tụ họp từng mảng trên da bé ở các vùng như đầu, cổ, vai, lưng, tay và cũng có thể xuất hiện ở kẽ nách, háng.
Đa phần, hiện tượng trẻ bị rôm sảy chỉ xảy ra khi trẻ bị nóng. Dưới thời tiết mát mẻ, tình trạng rôm sảy ở trẻ sẽ tự lặn mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên, khi bị rôm sảy trẻ em sẽ thường xuyên ngứa ngáy khó chịu. Khi trẻ gãi để chống lại cơn ngứa, làn da sẽ bị sây sát và dễ nhiễm khuẩn. Lúc đó, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ và nhọt.
Bệnh chốc lở
Chốc lở là một trong những bệnh da liễu dễ lây lan nhất ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở là do vi khuẩn xâm nhập từ các vết do bị côn trùng cắn. Tuy nhiên, vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở cũng hoàn toàn phát triển trên làn da khỏe
Bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy lớp Cao đẳng Điều dưỡng cho biết biểu hiện của bệnh là:
- Những nốt mụn đỏ xuất hiện ở vùng mặt, quanh mũi và miệng là nhiều nhất.
- Những vết mụn đỏ sẽ nhanh chóng vỡ ra và phát triển thành vùng tổn thương có màu vàng nâu.
- Chốc lở chỉ gây ngứa. Dù vết chốc lở chứa đầy chất lỏng mụn nước nhưng không gây đau đớn.
Cần lưu ý, bệnh chốc lở rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc, dùng chung, chơi chung đồ chơi.
Bệnh thuỷ đậu
Thủy đậu là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Đây là một căn bệnh lành tính nhưng lại dễ lây lan và gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Virut gây bệnh thủy đậu cũng chính là virus gây ra bệnh zona thần kinh hay gặp ở người lớn.
Dấu hiệu bé bị thủy đậu sẽ bắt đâu với việc bé bị sốt từ mức 38.3 độ đến 38.8 độ, kèm theo nhức đầu, đau họng mà không hề có dấu hiệu phát ban trên da. Triệu chứng này sẽ kéo dài trong vài ngày gây nhầm lẫn cho các mẹ trong việc đoán bệnh của con. Những dấu hiệu tiêu biểu khi ban thủy đậu xuất hiện trên da
Bệnh chàm
Bệnh thường gặp ở trẻ sau 3 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh là những mụn nhỏ li ti ban đầu là ở hai má rồi lan xuống cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến da trở nên đỏ, bị rớm dịch. Vì thế, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, vết vỡ sẽ bị đóng vảy, đỏ nhiều và ngứa ngáy.
Phòng tránh các bệnh da liễu ở trẻ em
Việc bảo vệ và phòng tránh các bệnh về da cho con là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Dưới đây là một số cách phòng tránh cũng như phương pháp giúp các mẹ xóa bay lo lắng về các vấn đề về da của bé:
- Tránh sử dụng các loại thuốc dễ gây ra dị ứng cho trẻ như aspirin, penicillin…
- Giữ vệ sinh da luôn sạch sẽ, tránh gây ẩm ướt lâu trên da bé.
- Không nên dùng xà phòng tắm cho bé. Nếu có sử dụng, chỉ nên dùng ở các vùng như nách, bẹn.
- Nên sử dụng các chế phẩm và nước giặt không mùi, không có hóa chất bảo quản để làm giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất với làn da của bé.
- Cần tắm rửa hàng ngày cho bé khi bé bị các bệnh về da, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Trừ khi bé sốt cao, việc kiêng tắm cho trẻ khi bị thủy đậu sẽ là tình trạng viêm nhiễm càng trở nên trầm trạng hơn.
- Sử dụng các loại lá như lá tre, lá kinh giới tắm cho bé khi bị thủy đậu. Dùng mướp đăng, gừng tươi, dây kim ngân hoa tắm cho bé khi bị mẩn ngứa, rổm sẩy. Đây là những bài thuốc dân gian vẫn thường được các mẹ rộng rãi lan truyền và yên tâm sử dụng.
Bệnh da liễu rất dễ gặp ở trẻ em, vì vậy, việc phòng tránh các nguy cơ gây các bệnh về da đều chỉ mang tính tương đối. Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khyến cáo khi trẻ có các triệu chứng của các bệnh da liễu trên, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng bệnh cho bé.