Những công dụng tuyệt vời từ dược liệu hà thủ ô đỏ

Những công dụng tuyệt vời từ dược liệu hà thủ ô đỏTheo Y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm nên ngoài tác dụng thường dùng là làm đen tóc, hà thủ ô còn giúp bổ máu, an thần, dưỡng can, nhuận tràng...

Theo Y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm nên ngoài tác dụng thường dùng là làm đen tóc, hà thủ ô còn giúp bổ máu, an thần, dưỡng can, nhuận tràng...

Những công dụng tuyệt vời dược liệu hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô còn được gọi là dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô... Tuy nhiên, củ hà thủ ô có tên khoa học Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, thuộc họ Rau răm

Hà thủ ô thuộc nhóm cây thân leo, sống lâu năm. Hà thủ ô là một loài có thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân cây có màu xanh tía, nhẵn, có vân và cây có rễ phình thành củ.

Một số thông tin về hà thủ ô đỏ

Theo Y học cổ truyền, hà thủ ô có vị đắng ngọt, chát, và có tính hơi ôn. Vị đắng của hà thủ ô liên quan đến tính mát, còn vị chát của hà thủ ô liên quan đến táo sáp. Do đó, khi sử dụng hà thủ ô có thể dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Theo nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ không mong muốn của hà thủ ô. Do vậy, dược liệu hà thủ ô sử dụng trong đông y sẽ thường được chế biến sẵn.

Rễ củ hà thủ ô đỏ được rửa sạch và cạo sạch vỏ bên ngoài. Sau đó, hà thủ ô được ngâm với nước gạo trong khoảng thời gian 24 giờ. Tiếp theo, đem hà thủ ô đi thái miếng đồng thời loại bỏ lõi đi, và chưng cách thuỷ hà thủ ô với nước đậu đen theo hàm lượng khoảng 1kg hà thủ ô sẽ chưng với khoảng 100 - 300 gam đậu đen. Hà thủ ô được chưng liên tục và nước nấu trong nồi được chưng tới 9 lần thì được xem tốt nhất. Thực chất của quá trình chưng sẽ giúp làm giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận dễ dàng hơn.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hà thủ ô có nhóm hợp chất chính là: 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Hà thủ ô sau khi được chế biến thì thành phần hóa học trong dược liệu còn lại bao gồm: 3,8% tanin; 0,113% dẫn chất antraqinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều hợp chất khác. Hợp chất tanin trong dược liệu hà thủ ô có tác dụng giúp săn se da niêm mạc, cố sáp, cầm tiêu chảy, còn nhóm hợp chất antraglycosid có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường được dùng với những trường hợp bệnh nhân bị táo bón kinh niên.

Thầy thuốc đông y chia sẻ về dược liệu hà thủ ô đỏ

Dược liệu hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?

Thân và lá của hà thủ có vị ngọt, tính bình, được sử dụng để dưỡng tâm, an thần, dưỡng huyết, hoạt lạc. Không những vậy, thân leo và lá hà thủ ô còn được sử dụng để trị chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu, đau mỏi toàn thân... Rễ củ hà thủ ô có vị đắng chát, tính hơi ôn, có tác dụng giúp bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng... Dược liệu hà thủ ô còn giúp điều trị can thận âm hư, huyết hư, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, tình trạng táo bón, hay các hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch...

Hà thủ ô đỏ được dùng với hàm lượng từ 12 - 60 gam có tác dụng giảm thiểu các tình trạng bệnh nêu trên. Còn hà thủ ô dùng với liều hà thủ ô đỏ khoảng từ 12 - 30 gam có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng thông tiện...

Mặc dù, dược liệu hà thủ ô đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng với một số đối tượng nên kiêng kỵ khi sử dụng dụng loại thuốc này như người đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng....


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop