Những điều bạn cần biết về bệnh ung thư biểu mô mũi họng

Những điều bạn cần biết về bệnh ung thư biểu mô mũi họngUng thư biểu mô mũi họng xảy ra ở vòm mũi họng, phía sau mũi và trên phần sau của họng. Được xếp vào loại bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao ở nhiều người.

Ung thư biểu mô mũi họng xảy ra ở vòm mũi họng, phía sau mũi và trên phần sau của họng. Được xếp vào loại bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao ở nhiều người.

Những điều bạn cần biết về bệnh ung thư biểu mô mũi họng

Ung thư biểu mô mũi họng là bệnh gì?

Ung thư biểu mô mũi họng là bệnh lý thường gặp ở Việt nam, xảy ra ở vòm mũi họng, phía sau mũi và trên phần sau của họng, là loại ung thư phổ biến nhất trong các loại ung thư vùng đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong 10 bệnh ung thư thường gặp và có nguy cơ gây tử vong cao ở nhiều người.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn có chia sẻ: “Ung thư biểu mô mũi họng là một trong những loại bệnh rất khó để phát hiện sớm, gây khó khăn trong quá trình điều trị do mũi họng không dễ kiểm tra và các triệu chứng của bệnh cũng tương tự nhiều bệnh lý phổ biến khác.”

Bệnh gây nên những triệu chứng giống với nhiều bệnh cùng với vị trí không lộ rõ, ung thư biểu mô vòm họng thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã lan rộng.

Nguyên nhân gây bệnh

Ung thư biểu mô mũi họng xảy ra khi một hoặc nhiều đột biến gen làm cho các tế bào bình thường phát triển mất kiểm soát, xâm nhập vào cấu trúc xung quanh và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong ung thư biểu mô mũi họng, quá trình này bắt đầu xảy ra ở các tế bào hình vảy lót bề mặt của vòm họng.

Nguyên nhân đột biến gen gây ung thư biểu mô mũi họng dẫn đến ung thư biểu mô mũi họng cho đến nay vẫn chưa được xác định, mặc dù virus Epstein-Barr được xác định là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô mũi họng. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa giải thích được lý do tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ mà không bao giờ mắc bệnh ung thư, trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ lại mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Theo các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y thành phố Hồ Chí Minh, ung thư biểu mô mũi họng thường được phát hiện muộn nếu không sơm thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm y học để khám bệnh tổng quan, do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc hiệu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, vùng vòm nằm sâu nên không dễ tiếp cận, gây khó khăn cho việc thăm khám. Các triệu chứng của bệnh phần lớn là các triệu chứng của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên:

  • Biểu hiện ở mũi: Ngạt do tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói chuyện giọng mũi.
  • Biểu hiện ở tai: vòi tai bị tắc do u, gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, chảy mủ tai.
  • Biểu hiện ở mắt: Khi u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh điều khiển hoạt động của mắt với các biểu hiện như: lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…
  • Hạch cổ: triệu chứng phổ biến, chiếm 60-90% các trường hợp.

Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác đi kèm, thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân….

Những điều bạn cần biết về bệnh ung thư biểu mô mũi họng

Phương pháp áp dụng để điều trị bệnh

Điều trị ung thư biểu mô mũi họng hiện nay thường bắt đầu bằng xạ trị hoặc kết hợp bức xạ và hóa trị.

Xạ trị: Xạ trị là liệu pháp dùng chùm tia năng lượng cao như tia X-quang hoặc proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ung thư biểu mô mũi họng thường được can thiệp bằng thủ thuật xạ trị gọi là chiếu tia bức xạ bên ngoài. Trong thủ thuật này, bệnh nhân sẽ nằm trên bàn và một máy phân khối lớn chuyển động xung quanh, tia bức xạ được chiếu chính xác vào vị trí khối u đã được định trước. Trường hợp các khối u nhỏ ở mũi họng, xạ trị có thể là liệu pháp duy nhất cần thiết. Trong các trường hợp, xạ trị có thể được kết hợp điều trị với hóa trị. Xạ trị có tác dụng phụ bao gồm da bị đỏ tạm thời, thính lực giảm và khô miệng. Trường hợp ung thư biểu mô mũi họng tái phát nhiều lần, xạ trị bức xạ bên trong (trị liệu gần) sẽ được sử dụng. Với phương pháp này, hạt hoặc dây phóng xạ được định vị ở vị trí trực tiếp trong khối u hoặc rất gần với khối u. Xạ trị là biện pháp thường được thực hiện ở vùng đầu và cổ, khi kết hợp với hóa trị có thể gây lở loét nghiêm trọng ở cổ họng và miệng.

Hóa trị: Là liệu pháp điều trị ung thư bằng thuốc có hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc phối hợp cả hai. Ung thư biểu mô mũi họng được điều trị bằng hóa trị có thể được thực hiện theo ba cách:

•           Hóa trị kết hợp với xạ trị (xạ hóa trị): khi hai phương pháp điều trị được thực hiện kết hợp, hóa trị liệu có tác dụng tăng cường tính hiệu quả của xạ trị. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị liệu đi kèm với các tác dụng phụ xạ trị khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở.

•           Hóa trị sau khi xạ trị: nhằm tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn xót lại trong cơ thể và những tế bào có thể bị vỡ ra từ khối u ban đầu lan ra những nơi khác.

•           Hóa trị trước khi xạ trị (hóa trị liệu bổ trợ): liệu pháp điều trị hóa trị liệu trước khi xạ trị.

Phẫu thuật: phẫu thuật hiện nay thường được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng, có thể được thực hiện để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop