Chứng phù, nề xảy ra khi chất lỏng dư thừa tích tụ trong các mô của cơ thể, đặc biệt là ở tay, chân, cánh tay, mắt cá chân và chân. Để làm giảm chứng phù nề hãy tham khảo một vài cách dưới đây!
Phù nề là gì?
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, phù nề là tình trạng sưng do lượng dịch bên trong cơ thể bị dư thừa và mắc kẹt giữa các mô. Lượng dịch này do các mao mạch bị tổn thương, gây rò rỉ và giải phóng dịch ra các mô xung quanh - khoảng giữa các tế bào. Phù có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên, vị trí bị phù thường gặp là bọng mắt, tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.
Phù chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể bị phù.
Làm thế nào làm để giảm phù nề hiệu quả?
Khi bị phù, nề, cơ thể bạn sẽ sưng đau, khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Nguyên nhân chính gây ra phù, nề là do mang thai, dùng thuốc, suy tim sung huyết, bệnh thận hoặc xơ gan với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, huyết áp cao, cứng khớp, yếu cơ, bất thường về thị lực, sưng da,… Dưới đây là một số cách điều trị chứng phù, nề hiệu quả được các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp.
Tắm nước muối: Muối có đặc tính chống viêm hiệu quả. Tắm nước muối hằng ngày hoặc ngâm chân với nước muối từ 15-20 phút không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn giảm các triệu chứng sưng, đau, phù nề hiệu quả.
Mát xa: Mát-xa là một liệu pháp tuyệt vời giúp giảm sưng, đau do phù nề. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra một chút thời gian để xoa bóp bàn chân hoặc các vị trí có biểu hiện sưng trên cơ thể sẽ khắc phục tối đa chứng phù, nề, tạo cảm giác thư giãn.
Uống trà gừng: Trà gừng có chứa một hợp chất gọi là gingerol, được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Uống trà gừng hàng ngày sẽ giúp giảm đau và sưng do phù nề. Bạn có thể nghiền nát 1/2 miếng gừng, đun sôi với một cốc nước trong 10 phút. Sau đó, lọc hỗn hợp đã đun sôi và uống trong lúc còn ấm.
Sử dụng tinh dầu chè: Tinh dầu chè có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm, giảm đau, sưng khi phù nề. Mỗi ngày, bạn có thể đổ 4-5 giọt tinh dầu vào một miếng bông, thoa nhẹ nhàng lên vùng bị sưng. Trong trường hợp da bạn nhạy cảm, bạn có thể pha loãng lượng tinh dầu. Để phát huy tối đa hiệu quả của tinh dầu chè, bạn nên sử dụng 2 lần 1 ngày.
Hạt rau mùi: Trong hạt rau mùi có chứa alcaloid, nhựa, tannin, sterol, và flavones và tinh dầu. Theo một nghiên cứu, đặc tính chống viêm của hạt rau mùi có thể giúp điều trị phù nề. Bạn có thể đun sôi một cốc nước và thêm 3 chén hạt rau mùi, lọc và uống nước hai lần một ngày.
Chườm: Chuyên gia ngành điều dưỡng cho biết chườm nóng hoặc lạnh cũng đều có tác dụng trong điều trị phù nề bằng cách làm tê liệt vùng bị ảnh hưởng và giảm viêm. Bạn có thể lấy một chiếc khăn sạch và ngâm trong nước ấm. Sau đó chườm khoảng 5 phút xung quanh khu vực bị sưng.
Mát xa bằng dầu mù tạt: Trong dầu mù tạt chứa một hợp chất gọi là allyl isothiocyanate có công dụng chống viêm. Mát xa 2 lần 1 ngày dầu mù tạt ấm trên vùng bị sưng sẽ giúp trị phù nề hiệu quả.