Thiopental hay thuốc mê đường tĩnh mạch có tác dụng gây mê ngắn, chống co giật, liều thấp tác dụng an thần, không có tác dụng giảm đau. Mê sau khi tiêm 30 – 40 giây, tỉnh lại sau 30 phút nếu dùng một lần với liều nhỏ.
Chỉ định sử dụng thuốc
Thuốc mê đường tĩnh mạch, có tác dụng gây mê ngắn nên cần tiêm nhiều lần nên dùng khởi mê hoặc gây mê ngắn có thể hoặc không dùng thêm thuốc giãn cơ.
Sử dụng giải phẫu thần kinh để làm giảm áp lực nội sọ.
Dùng trong điều trị bệnh tâm thần (phù trợ bệnh thôi miên)
Chống chỉ định: Tiền sử rối loạn chuyển hoá porphyrin; Các thuốc barbiturat
Thận trọng
- Thận trọng như khó thở rõ rệt, hen, hạ huyết áp rõ rệt, suy tim, bệnh cơ tim, các bệnh đường hô hấp, đau thắt ngực hoặc nhiễm khuẩn.
- Người bệnh có biểu hiện nhược cơ nặng, rối loạn dưỡng cơ
- Người bị giảm lưu lượng máu, mất nước, xuất huyết nặng, thiếu máu nặng
- Bệnh về tim mạch, người có cơn hen, bệnh gan nặng
- Người bị suy vỏ thượng thận, tăng kali huyết, tăng ure huyết, nhiễm độc huyết, tăng áp lực nội sọ
- Niêm mạc họng bị viêm nhiễm hay có thương tổn
- Bệnh đái tháo đường, người bị béo phì, bị nhiễm độc giáp
- Người lớn tuổi, trẻ em dưới 1 tuổi nên cần tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi dùng
- Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú
Liều lượng và cách dùng
Liều gây mê và duy trì mê: pha dung dịch nồng độ 2,5 – 5 % theo hướng dẫn trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. người cao tuổi nồng độ sử dụng từ 1 – 2,5%.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn liều tối ưu người bệnh cần dùng là 0,5g, nếu dùng liều vượt quá 1-2g sẽ có tai biến xảy ra
Bệnh nhân nghiện rượu, đang dùng thuốc barbiturat khả năng kháng thuốc cao.
Trẻ em liều dùng tương tự người lớn: 2-7mg/kg, tiêm IV
Người bệnh động kinh: liều người lớn từ 75-125mg, tiêm IV trong vòng 10 phút. Trẻ em liều tính theo 1mg/kg cân nặng sau đó truyền IM
Phẫu thuật đặt nội khí quản và thở máy trong phẫu thuật thần kinh thì nên truyền ngắt quãng người lớn 1,5-3,5mg/kg
Người bệnh rối loạn tâm thần cần phải dùng thuốc kháng cholinergic trước sau đó mới dùng thiopental tiêm IV với liều dùng 100mg/ phút. Khi người bệnh đac hôn mê nên ngừng tiêm ngay lập tức
Tương tác thuốc
Không dùng chung với thuốc Phenytoin, estradiol, clopromazin, doxorubicin vì gây cảm ứng
Các thuốc sulfonamid làm tăng tác dụng của thiopental vì sẽ làm giảm mức gắn với protein huyết tương
Thiopental cũng giống như các barbiturat khác là một chất gây cảm ứng cho sự chuyển hóa của nhiều thuốc như clorpromazin, doxorubicin, estradiol và phenytonin.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Khi sử dụng dung dịch 5% có thể bị viêm tĩnh mạch huyết khối, hay đau chỗ tiêm, cứng tới co thắt tĩnh mạch, lở loét, hoại tử mô quanh chỗ tiêm đã ngấm thuốc. Nếu trong quá trình tiêm thuốc xâm nhập vào động mạch sẽ gây nên tình trạng co thắt động mạch và cơn đau dữ dội chạy dọc theo động mạch và dẫn đến hoại tử nơi tiêm.
Tình trạng loạn nhịp tim, suy tim hay tụt huyết áp là hay gặp hơn
Trên hệ hô hấp có biểu hiện suy hô hấp, co thắt phế quản, co thắt thanh quản, ho, hắt hơi, run rẩy
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM dung dịch nước của thiopentan natri có pH khoảng 10,5 nên tính kiềm mạnh, dung dịch sau khi pha xong phải dùng trong ngày, quá 24 giờ thì không được dùng nữa
Dựa vào mức độ thở sâu để đánh giá độ mê là tốt nhất, khi dùng gây mê thời gian dài thì không nên dùng thiopentan.Nếu cần thì nên phối hợp với thuốc mê đường hô hấp khác
Khi dùng thuốc nên để bệnh nhân nằm để tránh thiếu máu não, luôn có ống nội khí quản và sử dụng oxygen
Khi lỡ tiêm vào động mạch nên quan sát màu của máu, nếu có tai biến xảy ra người bệnh nên lấy ngay khăn có thấm nước nóng và tiêm dung dịch procain hydroclorid 1% hoặc xylocain trực tiếp vào động mạch và tiến hành phong bế hạch sao. Lúc này cần dùng thuốc chống đông sớm nhất có thể
Quá liều và xử trí
Khi dùng nếu bị suy hô hấp sẽ gây ra loạn nhịp tim, xử lý bằng hô hấp nhân tạo có oxygen
Huyết áp tụt khi khởi mê, nếu thấy có nguy cơ truỵ tim mạch cần phải dùng các thuốc tăng huyết áp như dopamin, mephêtnmin, hoặc truyền các dịch thay thế huyết tương như dextran, polyvidon. Nếu thấy bệnh nhân ngừng tim cần cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực lập tức.