Những sai lầm cần tránh khi dùng thuốc cảm cúm

Những sai lầm cần tránh khi dùng thuốc cảm cúmHiện nay một thực trạng cho thấy bệnh nhân bị cảm cúm đa số đều tự dùng thuốc nên thường mắc những sai lầm nghiêm trọng mà không hề hay biết

Hiện nay một thực trạng cho thấy bệnh nhân bị cảm cúm đa số đều tự dùng thuốc nên thường mắc những sai lầm nghiêm trọng mà không hề hay biết

Những sai lầm cần tránh khi dùng thuốc cảm cúm

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chỉ ra một số sai lầm thường gặp của các bệnh nhân khi tự ý mua thuốc về sử dụng để điều trị cảm cúm.

Không đọc kỹ thành phần của thuốc

Với mỗi loại thuốc, nhà sản xuất đều có kèm thêm chú ý: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Nhưng đa số mọi người đều chỉ đọc cách uống thuốc bao nhiêu viên hay bao nhiêu ml, uống sáng hay tối, sau khi ăn hay trước khi ăn mà ít khi để ý tới thành phần thuốc, tác dụng phụ, chống chỉ định…

Hậu quả là người bệnh phạm vào chống chỉ định của thuốc, dùng các loại thuốc có thành phần không phù hợp với tình trạng bệnh sẵn có, gặp những biến cố bất lợi do thuốc gây ra…

Sử dụng quá liều thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol (acetaminophen) là thuốc hay được sử dụng nhất. Nếu dùng quá liều thì có thể xuất hiện buồn nôn, đau bụng, nặng hơn sẽ gây độc cho gan, hoại tử gan dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Cần chú ý thêm, khi sử dụng paracetamol không nên dùng rượu bia, các chất kích thích gây tăng độc tính cho gan và tránh dùng các loại thuốc đều chứa paracetamol cùng một lúc gây quá liều và ngộ độc cấp tính.

Dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em và thanh thiếu niên

Giảng viên hiện đang giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Aspirin không được khuyến cáo dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Vì có nguy cơ bị hội chứng Reye, gây tổn hại não và gan.

Bên cạnh đó, không nên dùng aspirin và ibuprofen để hạ sốt cho người có tiền sử loét dạ dày tá tràng tiến triển, quá mẫn với thuốc, người bị hen hay co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch… Vì có thể gây các tai biến như xuất huyết tiêu hóa, lên cơn hen cấp tính, rối loạn tim mạch…

Lạm dụng các loại thuốc giảm ho, chống nghẹt mũi

Các thuốc có chứa các thành phần như: codein và dextromethorphan, naphazolin… gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ, hay co mạch toàn thân dẫn đến tím tái, choáng, tăng huyết áp, chóng mặt, đột quỵ cho người dùng có tiền sử bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, người bị hen, suy thận, đái tháo đường… Cần ngừng ngay thuốc nếu phản ứng phụ xảy ra.

Các loại thuốc nhỏ mũi không nên dùng quá 3 ngày vì nếu lạm dụng thuốc nhỏ mũi sẽ càng làm mũi ngạt hơn do thuốc gây ra, làm cho việc điều trị trở nên rất khó khăn. Nếu sau 3 ngày nhỏ thuốc mũi bệnh không đỡ người bệnh cần đi khám ngay.

Những sai lầm cần tránh khi dùng thuốc cảm cúm

Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Vì thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus.

Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Do dùng kháng sinh khi nhiễm virus sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi hơn, thậm chí rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do kháng sinh, giảm sức chống đỡ của cơ thể…

Vì vậy không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.

Trên đây là “những sai lầm thường gặp khi tự ý dùng thuốc tây để chữa cảm cúm” mà các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Qua bài viết hi vọng bạn có những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng thuốc trị bệnh cảm cúm. Cũng theo khuyến cáo từ các bác sĩ , khi bệnh nhân bị cảm cúm đã điều trị bằng các thuốc cảm cúm và phương pháp không dùng thuốc ở nhà những các triệu chứng vẫn không giảm, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop