Tác dụng an thần và gây ngủ của dược liệu vông nem

Tác dụng an thần và gây ngủ của dược liệu vông nemVông nem là một loại thảo dược quý với tác dụng trị mất ngủ, chữa bệnh trĩ, viêm da, viêm đại tràng mãn tính,...Vậy vông nem được dùng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Vông nem là một loại thảo dược quý với tác dụng trị mất ngủ, chữa bệnh trĩ, viêm da, viêm đại tràng mãn tính,...Vậy vông nem được dùng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tác dụng an thần và gây ngủ của dược liệu vông nem

Nhận biết dược liệu vông nem

Dược liệu vông nem là lá của cây vông nem, hay còn được gọi với tên khác là cây vông, cây lá vông neem, dong nem, cây thích đồng bì hoặc cây hải đồng bì. Vông nem có tên khoa học là Erythrina orientalis, Fabaceae. Vông nem là dược liệu có rất nhiều tác dụng thần kì như: thúc đẩy quá trình làm lành các vết lở loét, trị phong thấp, trĩ, chữa mất ngủ rất hiệu quả,…

Tác dụng của dược liệu vông nem

Dược liệu vong nem có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt nhất là công dụng chữa mất ngủ, trị bệnh trĩ hiệu quả. Thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh nhờ loại thảo dược đa công dụng này. Theo khoa học hiện đại thì dược liệu vông nem có các tác dụng sau: giúp tăng sự co bóp của các cơ, giúp chữa rối loạn kinh nguyệt. Theo Y Học cổ truyền thì dược liệu vông nem có tính vị ấm, thông mạch có thể điều hoà lại kinh nguyệt. Các dược chất sẽ giúp lưu thông máu thuận lợi và hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp ngăn ngừa các chịu chứng đau bụng kinh, co thắt tại tử cung,...

Tác dụng của lá vông chữa mất ngủ: Theo tài liệu nghiên cứu trên thế giới, lá vông nem có tác dụng làm giảm sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Do các thành phần hoạt chất thuộc nhóm alkaloid, lá cây vông nem có thể giúp thư giãn và kéo dài giấc ngủ sau nhũng ngày làm việc hoặc học tập căng thẳng. Bài thuốc trị chứng mất ngủ và an thần: Cho 20g lá vông đã rửa sạch, mang đi hấp khô trong nồi cơm ăn hoặc có thể sắc với một lượng nước đủ dùng trong ngày. Hoặc có thể dùng 20g lạc tiên, 20g lá vông nem và cuối cùng là 8g lá dâu tằm sắc chung với 1 lít nước.

Tác dụng giải độc cơ thể: Dược liệu vông nem có chứa hoạt chất erythrin giúp đối kháng với strychnin – Strychnin là một loại độc tố khá mạnh thường gây ra ngộ độc cấp, chất này thường thấy trong hạt mã tiền. Lá vông nem có thể dùng để giải độc ngộ độc strychnin.

Lá vông điều trị bệnh trĩ: Trĩ là nỗi ám ảnh với mọi đối tượng. Nguyên nhân chính của trĩ là do hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu áp lực trong thời gian dài. Ngoài ra, nguyên nhân của trĩ còn do một số yếu tố như ăn uống không khoa học, táo bón kéo dài, mang thai, đi vệ sinh không đúng cách. Thực tế sử dụng, lá vông điều trị trĩ rất hiệu quả, giúp ức chế các hoạt động của dây thần kinh trung ương, không gây tác dụng phụ đến cơ thể. Ngoài ra, lá vông còn chứa các hợp chất Saponin và alkaloid như một chất kháng sinh làm giảm triệu chứng sưng, đau, lợi tiểu.

Lá vông chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp, không chỉ với người già mà người trẻ cũng mắc phải. Những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp có thể là béo phì, thừa cân, chấn thương sau tai nạn, lười vận động, các bệnh về xương,... Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết dược liệu vông nem có thể chữa được các bệnh về xương khớp, phong thấp hiệu quả. Ngoài ra, lá vông còn bổ sung các vitamin, khoáng chất để xương chắc khỏe và hồi phục nhanh chóng.

Tác dụng an thần và gây ngủ của dược liệu vông nem

Cần lưu ý gì khi sử dụng lá vông nem

Lá vông là một dược liệu lành tính không gây ra tác hại gì nguy hiểm đối với cơ thể. Do đó, người bệnh đang điều trị bằng thảo dược này không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo khi sử dụng lá vông nem cần lưu ý một số ý sau:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng dược liệu này.
  • Trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng dược liệu này vì cơ địa còn non yếu.
  • Do vông nem là vị thuốc có tác dụng an thần, nên sử dụng quá liều lượng sẽ tạo cảm giác buồn ngủ, muốn đi ngủ ngay.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, tuyệt đối các bạn không được tự ý áp dụng nếu không có sự chỉ định của Bác sĩ.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop