Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh của trái cau

Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh của trái cauCau là một loại cây trồng rất đỗi quen thuộc đối với đời sống dân ta từ bao đời nay. Quả cau và vỏ quả cau cũng đã được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả

Cau là một loại cây trồng rất đỗi quen thuộc đối với đời sống dân ta từ bao đời nay. Quả cau và vỏ quả cau cũng đã được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả

Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh của trái cau

Thành phần hóa học của cau

Trong hạt cau có chứa các thành phần như dầu béo chiếm 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%. Ngoài ra, trong thành phần quả cau còn chứa alcaloid ở dạng kết hợp chủ yếu là aracolin, arecadin, guvacin, guvacolin, arecolidin. Trong vỏ quả cau chứa các thành phần như: arecolin, arecaidin, guvacolin, guvacin, isoguvacin, arecolidin

Theo lý luận y học cổ truyền hạt cau là một dược liệu có vị cay đắng, chát, tính ấm. Hạt cau có tác dụng tiêu tích, trừ thủy, sát trùng, trừ giun sán. Vỏ quả cau có vị cay, tính ôn, quy vào hai kinh tỳ vị. Vỏ quả cau có tính hoãn, nhưng sức hạ khí tương đối mạnh, bài tiết nước đình trệ ra khắp vùng da bụng. Dùng để hành thủy, hạ khí.

Tác dụng của trái cau

Chữa giun sán: Arecolin là thành phần hoạt chất chính trong hạt cau và vỏ cau. Arecolin là chất cường đối giao cảm, tương tự như muscarin. Arecolin có tác dụng làm tăng tiết dịch và co đồng tử. Ở liều thấp, arecolin gây kích thích thần kinh. Còn ở liều cao, arecolin làm ức chế, liệt thần kinh. Thành phần này cũng làm tăng nhu động ruột, làm tê bại hoạt động của giun sán giống như nicotin, theo cơ chế ức chế hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ nên sán không thể bám vào thành ruột được.

Chữa xơ gan báng bụng: Trong nhiều nghiên cứu được tiến hành gần đây về tác dụng trên lâm sàng của một số vị thuốc y học cổ truyền, đã ghi nhận. Vị thuốc đại phúc bì (vỏ cau) và phục linh thường được phối hợp sử dụng trong các bài thuốc chữa xơ gan báng bụng. Do đại phúc bì là một vị thuốc có khả năng hành thủy, hạ khí, đưa thấp dịch thủy thũng ở bì phu, vùng rốn ra ngoài qua đường tiểu tiện.

Chữa ăn uống không tiêu: Quả cau và vỏ quả cau đều là các thành phần trong quả cau có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống nê trệ đường tiêu hóa thường dùng.

Chữa tiểu khó: Đại phúc bì là một dược liệu có tính hành thủy, hạ khí mạnh, nên sẽ giúp bài tiết được nước đình trệ toàn thân. Nên đại phúc bì thường được ứng dụng trong các trường hợp tiểu khó, bí tiểu, phù thũng.

Hạ huyết áp: Vỏ quả cau là một vị thuốc có khả năng lợi thủy mạnh nên làm giảm được thể tích lòng mạnh. Vỏ quả cau có vai trò giống như thuốc lợi tiểu trong việc hạ huyết áp.

Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh của trái cau

Một số bài thuốc có sử dụng trái cau

Bài thuốc chữa sốt rét: Nguyên liệu gồm hạt cau 2g, thường sơn 6g, cát căn 4g, thảo quả 1g. Tất cả sắc với 600ml nước, còn lại 200ml uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc chữa phù thũng, bụng chướng đầy, thở khó, tiểu ít: Nguyên liệu gồm vỏ quả cau (đại phúc bì), vỏ rễ dâu (tang bạch bì), vỏ quýt (Trần bì), vỏ gừng (khương bì) mỗi loại 12g. Tất cả sắc với 300ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng vỏ cau làm thuốc

Nên lấy vải sạch bọc lại cột chặt để tránh lông lẫn vào trong thuốc khi cho vỏ cau vào thuốc sắc, vì khi uống lông sẽ đâm vào cổ họng.

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn trong danh sách những tác nhân nguy cơ làm tăng khả năng gây ra ung thư được công bố thì ngoài việc hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn thịt chế biến sẵn, còn có tục ăn trầu cau (nhai với vôi, có hoặc không có thuốc lào) cũng là nguy cơ quan trọng.

Arecoline và arecaidine có trong cau có thể là nguyên nhân gây ra đột biến trên DNA dẫn đến tăng nguy cơ ung thư. Do đó hiện nay ngành y tế đang khuyến cáo mọi người bỏ tục ăn trầu cau để phòng tránh ung thư vòm họng.

Tuy nhiên, quả cau là một vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh lý giun sán, phù thũng, bí tiểu, khó tiêu từ xa xưa. Nên nếu biết cách sử dụng đúng cách, đúng liều thì vẫn đạt hiệu quả chữa bệnh mà không gây hại.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop