Tìm hiểu một số công dụng của cây rau má

Tìm hiểu một số công dụng của cây rau máRau má là một loại rau ăn hằng ngày cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Không những vậy, y học cổ truyền còn sử dụng rau má như một dược liệu chữa nhiều bệnh.

Rau má là một loại rau ăn hằng ngày cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Không những vậy, y học cổ truyền còn sử dụng rau má như một dược liệu chữa nhiều bệnh.

Tìm hiểu một số công dụng của cây rau má

Nhận dạng dược liệu rau má

Rau má là dược liệu thân bò, gầy và nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá rau má hình thận, cuống dài và có màu xanh. Ngọn lá tròn có kết cấu trơn nhẵn với gân lá dạng lưới hình chân vịt. Rễ rau má có các mấu. Bộ rễ rau má mọc thẳng đứng, có màu trắng kem và được che phủ bằng lông tơ ở rễ. Rau má có hoa màu trắng, nằm gần mặt đất. Hoa rau má lưỡng tính nhỏ hơn 3 mm với 5 – 6 thùy tràng hoa. Quả rau má có hình mắt lưới dày đặc. Rau má được trồng nhiều ở các nước như Úc, New Guinea, Malsesia, các đảo thái Bình Dương và Châu Á. Dược liệu rau má chứa các hợp chất như saponin, beta – caroten, saccharide, kali, alkaloid, sterol, magiê, canxi, phốt pho, sắt, mangan và các loại vitamin như B1, B2, B3, K và C.

Tác dụng dược lý của dược liệu rau má

Theo Y học cổ truyền, dược liệu rau má có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Thông thường, rau má được sử dụng làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sẩy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….

Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu về tác dụng của cây rau má từ năm 1940. Nhờ những thành phần hoạt chất hóa học thuộc nhóm saponins, rau má được biết đến với những lợi ích sau:

Tác dụng trên da: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng dịch chiết từ rau má có tác dụng kích hoạt quá trình phân chia tế bào và thúc đẩy sự tổng hợp collagen của các mô liên kết, giúp hình thành tế bào da mới, hỗ trợ làm lành vết thương. Nhờ sự kích thích mau hình thành da non, rau má được dùng nhiều trong ngành mỹ phẩm với mục đích xóa vết nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da căng mịn.

Tác dụng trị bệnh phong, lao: Thành phần asiaticoside có trong rau má có tác dụng làm tan lớp màng sáp bọc vi khuẩn lao, phong, đồng thời thành phần này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhóm chủng khuẩn này, hỗ trợ điều trị bệnh phong và lao.

Tác dụng đối với hệ tim mạch: Dược liệu rau má chứa lượng lớn chất xơ giúp làm giảm cholesterol xấu có trong máu, giúp ngăn ngừa mắc các bệnh lý về tim mạch. Không những vậy, hoạt chất Bracoside A chiết xuất từ rau má có tác dụng kích thích bài tiết nitric oxide (NO) của mô. Từ đó, dược liệu rau má còn giúp làm dãn nở vi động mạch, hỗ trợ máu lưu thông qua mô tốt hơn, giảm nhanh cơn đau tim.

Tìm hiểu một số công dụng của cây rau má

Dược liệu rau má giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ ở người già: Nhóm hợp chất Bracoside B có trong rau má có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp tăng cường chất trung gian chuyển hóa giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, dược liệu rau má có thể làm tăng khả năng tập trung và hỗ trợ cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi. Không những vậy, Triterpenoids từ rau má còn có công dụng tăng cường chức năng tâm thần và giảm sự lo lắng, giúp giảm stress và căng thẳng.

Điều trị ung thư: Theo nhiều nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện các thành phần hóa học có trong rau má có tác dụng giúp ổn định DNA, ngăn chặn tế bào biến tính thành ung thư.

Tác dụng phụ của dược liệu rau má

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết rau má là một dược liệu có tính hàn, do đó, nếu lạm dụng dược liệu rau má có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, việc sử dụng rau má sống có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. Nguyên nhân có thể là do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm như dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm ký sinh trùng,…Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ khác như: giảm khả năng thụ thai và làm tăng nguy cơ sẩy thai; tổn thương gan.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop