“Đèn đỏ” là cách gọi dân dã về kỳ kinh của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ khỏe mạnh bình thường thì 28 ngày là có kinh nguyệt một lần, nhưng nếu lệch thì có lẽ đó là bệnh.
Giải đáp chứng đèn đỏ phập phù theo Y học cổ truyền
“Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài. 14 tuổi (2 x 7) thì có thiên quý, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh. Kinh nguyệt ra đúng kỳ”, nguyên văn Nội kinh tố vấn, Thiên thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn chỉ sự thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ.
Người phụ nữ khỏe mạnh thì bình thường thì 28 ngày thấy kinh nguyệt một lần. Nhưng nếu 2 tháng mới có kinh một lần mặc dù cơ thể khỏe mạnh thì gọi là tinh nguyệt”. 3 tháng hành kinh một lần thì gọi là “án quý” hay “cư kinh”. Đặc biệt, một năm hành kinh một lần theo y học cổ truyền được gọi là tỵ viên”, suốt đời không hành kinh thì gọi là “âm kinh”.
Nếu kinh ra trước kỳ, kinh ra sau kỳ, kinh ra trước sau không định kỳ, lượng kinh quá ít hay nhiều được gọi là kinh nguyệt không đều hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân chứng “đèn đỏ phập phù”
Theo Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, tùy theo nguyên nhân nhân mà có những biểu hiện cụ thể. Do đó người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện của cơ thể để có thể xác định đúng bệnh, do nguyên nhân nào,...
Chứng “đèn đỏ phập phù” xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tương ứng với những biểu hiện cụ thể:
Chứng “đèn đỏ phập phù” do hư nhiệt
Do suy nghĩ và phòng lao làm động hỏa, chân âm bị thương tổn, do thất tình thương tổn bên trong mà hóa hỏa, làm hỏa nhiệt mạnh, âm huyết kém dẫn đến kỳ kinh đến sớm, nhưng lượng kinh lại ít.
Chứng “đèn đỏ phập phù” do huyết nhiệt
Nguyên nhân này theo giáo trình giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền cho hay, do ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, uống rượu, hút thuốc hoặc do khí hậu nóng cảm phải nhiệt đọng, nhiệt tà vào huyết, làm cho huyết đi sai đường dẫn đến kinh nguyệt đến sớm, lượng kinh nhiều.
Do huyết hư dẫn đến chứng “đèn đỏ phập phù”
Nguyên nhân được cổ nhân trong y học cổ truyền cho rằng do có một số bệnh làm xuất huyết dai dẳng, phòng lao, sinh đẻ quá nhiều lần, hoặc nạo thai, sảy thai nhiều lần làm hao tổn âm huyết, bể huyết trống không dẫn đến kỳ kinh muộn mà ít.
Chứng “đèn đỏ phập phù” bắt nguồn do khí hư
Điều này xuất phát từ việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, lao động mệt nhọc dẫn đến chính khí suy kém, mạch xung nhâm kém kiên cố không chế ước được kinh huyết thường kỳ kinh đến sớm mà lượng nhiều.
Do hư hàn theo giải thích từ y học cổ truyền
Điều này xuất phát từ nguyên nhân dương khí bẩm sinh vốn kém, bị hư tổn, hàn tà đọng lâu ngày, khí huyết suy kém, cơ năng không mạnh vận hành kém dẫn đến kinh huyết không đúng kỳ, kinh đến muộn mà lượng ít.
Tỳ hư khiến “đèn đỏ phập phù”
Theo y học cổ truyền, tỳ vị vốn hư yếu nên không thu nạp và vận hóa được thủy cốc, khiến nguồn sinh hóa của khí huyết suy kém huyết dịch không đủ mà kỳ kinh đến muộn. Tỳ chủ huyết nếu tỳ hư mà huyết hãm xuống thì kinh lại đến sớm so với chu kỳ kinh nguyệt.
Do can thận hao tổn
Do phòng dục không điều độ gây tổn hại mạch xung nhâm làm ảnh hưởng đến can thận. Thận hư thì công năng thu nạp kém, can hư thì công năng tàng huyết kém, do công năng can thận đều kém không điều tiết được nên kỳ kinh muộn mà lượng ít. Theo Y sĩ y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, nếu lo nghĩ nhiều càng gây uất tích, khí của tâm tỳ kết lại làm ảnh hưởng đến xung nhâm, thận âm bị tổn hao, do thận âm hao tổn dẫn đến can khí mất điều hòa nên kỳ kinh rối loạn không nhất định.
Do khí uất gây nên
Điều này xuất phát từ việc lo nghĩ nhiều, hay tức giận, tính khí không thoải mái, khí uất nghịch lên làm cho huyết kết lại dẫn đến kinh nguyệt không đều khi sớm khi muộn.
Do huyết ứ (thực chứng)
Nguyên nhân chứng “đèn đỏ phập phù” do huyết ứ thường xuất hiện ở những người sau khi sinh hoặc sau kỳ kinh nguyệt huyết đọng lại trong tử cung, làm tắc trệ đường kinh, làm cho kinh ra không đúng kỳ.
Do đờm thấp gây chứng “đèn đỏ phập phù”
Xuất phát từ nguyên nhân do đờm thấp hoặc do mỡ nhiều ứ đọng lại, tử cung làm huyết mạch không thông, kinh huyết trệ lại không hành được, nặng thì gây bế kinh. Trong trường hợp kèm theo tỳ khí hư nhược không thể cai quản được huyết dịch hoặc có huyết nhiệt bên trong quá thịnh mà buộc huyết phải tràn ra làm cho kỳ kinh đến sớm, lượng kinh nhiều.
Căn cứ theo nguyên nhân mà các bác sĩ, y sĩ y họ cổ truyền sẽ có hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe cơ thể để có cảm nhận chuẩn xác nhất và đi đến các cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền để được các thầy thuốc tư vấn cụ thể nhất.