Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ tác dụng của lá mỏ quạ

Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ tác dụng của lá mỏ quạCác y sĩ Y học cổ truyền cho biết mỏ quạ có vị đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng lương huyết (làm mát máu), hoạt huyết phá ứ (thông mạch máu, tan máu tụ).

Các y sĩ Y học cổ truyền cho biết mỏ quạ có vị đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng lương huyết (làm mát máu), hoạt huyết phá ứ (thông mạch máu, tan máu tụ).

Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ tác dụng của lá mỏ quạ

Lá mỏ quạ có thể chữa các vết thương phần mềm

Theo bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, mỏ quạ là loại cây nhỏ, thân mềm yếu, nhiều cành, thường mọc thành bụi. Đặc tính của cây là chịu hạn khỏe, rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài, nếu gặp đá có thể xuyên qua được, nên còn có tên là xuyên phá thạch.

Lá mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt bóng, nhẵn, mép nguyên, rộng khoảng 2 – 3.5cm, dài 3 – 8cm. Cuống lá ngắn, mảnh, có lông phủ. Hoa mọc thành cụm, hình cầu, màu vàng nhạt, đường kính cụm hoa từ 7 – 10mm. Quả nạc, mềm, hình cầu, có màu vàng khi chín, chứa hạt nhỏ. Cây mỏ qua ra hoa vào tháng 4 – 5 và sai quả vào tháng 10 – 12 hằng năm.

Thân và cành có rất nhiều gai, có những gai mọc lâu năm cong xuống giống mỏ con quạ (nên có tên mỏ quạ).thân rễ và thân cành của cây mỏ quạ có tác dụng hoạt huyết tán ứ. Dùng chữa phong thấp, thường phối hợp với các vị thuốc có tác dụng khu phong, trừ thấp như cành dâu, quế chi, thiên niên kiện. Đặc biệt lá mỏ quạ có thể dùng trị vết thương phần mềm.

Lá mỏ quạ dùng đơn thuần được chỉ định dùng trong những trường hợp: các vết thương phần mềm mới mắc, vết thương nhiễm trùng, vết thương lâu lành. Các vết bỏng độ 2, độ 3, vết thương mất da để lộ gân xương, các đường rò phần mềm, rò do viêm xương, rò hậu môn… Những trường hợp này cần xem xét kết hợp với ngoại khoa của y học hiện đại.

Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ tác dụng của lá mỏ quạ

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền 2019

Cách sử dụng để điều trị vết thương phần mềm tương đối đơn giản, chỉ cần hái lá tươi về rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp vào vết thương, băng lại. Trước đó, vết thương nên được rửa sạch với nước lá trầu không (40g lá trầu nấu với 2 lít nước, thêm vào 8g phèn phi rồi lọc). Nước này có thể dùng để rửa vết thương mỗi lần thay băng sau đó. Nếu vết thương lâu đầy miệng có thể dùng phối hợp với dầu mù u hoặc dùng lá bòng bong với lượng bằng lá mỏ quạ giã chung đắp.

Cần phân biệt cây mỏ quạ với cây song ly to hay còn gọi là mộc tiền to, dây tổ kiến, dây mỏ quạ, có tên khoa học là Dischidia rafflesiana, họ thiên lý (Asclepiadaceae). Cây này là một loại dây leo phụ sinh, thường ký sinh trên cây cổ thụ, có mủ trắng, thân không có lông.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop