7 cử chỉ nên tránh khi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

7 cử chỉ nên tránh khi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật BảnKhi tham gia phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, một số cử chỉ cơ thể dễ tạo ra ấn tượng không tốt đối với các nhà tuyển dụng. Bởi vậy, chúng ta hãy kiểm tra xem mình có một trong các cử chỉ dễ tạo ấn tượng xấu sau không nhé.

Khi tham gia phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, một số cử chỉ cơ thể dễ tạo ra ấn tượng không tốt đối với các nhà tuyển dụng. Bởi vậy, chúng ta hãy kiểm tra xem mình có một trong các cử chỉ dễ tạo ấn tượng xấu sau không nhé.

7 cử chỉ nên tránh khi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

7 cử chỉ nên tránh khi đi phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản

Các cử chỉ đó ít nhiều đều tồn tại trong mỗi chúng ta. Đó là những thói quen, đôi khi là những hành động vô thức, khó kiểm soát. Dưới đây là 7 cử chỉ nên tránh khi đi phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Nhìn đi chỗ khác khi nói chuyện

Trong giao tiếp, việc nhìn mắt đối phương và nói là điều căn bản. Nếu bạn không nhìn mắt của nhà tuyển dụng mà nhìn tránh đi chỗ khác, như vậy sẽ tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Chính vì thế, chúng ra nên rèn cho mình thói quen nhìn vào mắt (thực ra nên là khoảng giữa 2 mắt) của người đối diện khi nói chuyện.

Nghịch ngợm tay chân

Những hành động như: nắn bóp tay, nghịch móng tay, vươn duỗi vai…thường gây ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Khi tham gia phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, chúng ta thường căng thẳng, nhất là với những cuộc phỏng vấn trong thời gian dài, nhiều chỗ trên thân có thể bị mỏi, không thoải mái, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta hành động một cách lộ liễu- dễ bị điểm trừ.

7 cử chỉ nên tránh khi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Đứng khệnh khạng, uy nghiêm

Đứng dang rộng 2 chân trong tư thế khệnh khạng, uy nghiêm thường gây cảm giác như chúng ta muốn lấn át đối phương, dễ gây hiểm lầm rằng chúng ta là người cao ngạo, thích thể hiện mình. Bởi vậy khi đứng bạn nên chú ý khép chân hoặc không mở rộng 2 chân quá khi đứng.

Tựa lưng vào ghế

Tựa lưng vào ghế dễ gây hiểm lầm rằng chúng ta không thực sự mong muốn có được công việc này. Với tư thế đó, dù bạn có nói gì, sức thuyết phục của lời nói cũng bị giảm đi rất nhiều. Bởi vậy, khi ngồi trên ghế, hãy chú ý ngồi thẳng lưng, không tựa lưng vào ghế.

Cúi người quá về phía trước khi nói chuyện

Khi nói chuyện, nhiều người có khuynh hướng cúi người về phía trước. Hơi hướng người về phía trước khi nói chuyện được coi là phương pháp truyền đạt sự mong muốn, sự khát khao của chúng ta với công việc. Tuy nhiên nếu cúi người về phía trước một cách quá lộ liễu thì sẽ dễ tạo hình ảnh áp chế, lấn át của ứng viên đối với nhà tuyển dụng. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng thủ pháp này một cách vừa phải. Khi ngồi trên ghế thì giữ thẳng lưng vẫn là trạng thái lý tưởng khi dự phỏng vấn.

Rung, lắc đùi

Rung, lắc đùi khi phỏng vấn thể hiện sự thiếu tập trung hay tự tin thái quá hoặc sự mất bình tĩnh của ứng viên trong quá trình phỏng vấn. Đây là thói quen xấu, dễ gây ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu bạn có thói quen này, hãy rèn luyện để sửa nó trước khi đi tham dự phỏng vấn với các nhà tuyển dụng Nhật Bản.

Vuốt tóc

Đây là thói quen hay gặp với các bạn nữ, nhất là những bạn nữ để tóc dài. Vuốt tóc tạo dáng đối với cá nhân ứng viên có thể là hành động bình thường, nhưng đối với nhà tuyển dụng, các hành động đó có thể tạo ấn tượng không tốt. Để tránh các hành động thừa này, chúng ta nên cột tóc gọn gàng trước khi đi phỏng vấn.

Trên đây là 7 cử chỉ mà nhiều người không để ý, nhưng có thể tạo ấn tượng không tốt trong mắt các nhà tuyển dụng, nếu bạn hay mắc phải, hãy sửa chữa hoặc kiểm soát tốt nó khi tham dự phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Chúc bạn thành công!

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop