Bác sĩ giảng viên Dược Sài gòn hướng dẫn thủ thuật hút đờm dãi cho bệnh nhân

Bác sĩ giảng viên Dược Sài gòn hướng dẫn thủ thuật hút đờm dãi cho bệnh nhânBác sĩ giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn thủ thuật điều dưỡng hút đờm dãi cho bệnh nhân.

Bác sĩ giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn thủ thuật điều dưỡng hút đờm dãi cho bệnh nhân.

Bác sĩ giảng viên Dược Sài gòn hướng dẫn thủ thuật hút đờm dãi cho bệnh nhân

Thông khí có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hô hấp, bình thường phản xạ ho khạc có tác dụng tống hết dị vật (đờm rãi) giúp đường hô hấp được thông thoáng, đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể. Khi người bệnh không có khả năng ho, khạc, đường thở bị tắc nghẽn gây ứ đọng cản trở thông khí, làm tăng khả năng viêm nhiễm và chính hiện tượng này lại làm nặng thêm sự tắc nghẽn và giảm khả năng cung cấp khí oxy cho cơ thể. Trong những trường hợp này, người điều dưỡng phải sử dụng kỹ thuật hút đờm rãi để làm thông thoáng đường thở cho người bệnh.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn thủ thuật hút đờm dãi cho bệnh nhân

Kỹ thuật hút đờm rãi được phân làm hai loại: Hút thông đường hô hấp trên và hút thông đường hô hấp dưới.

Hút thông đường hô hấp trên là kỹ thuật hút đờm rãi tại miệng hầu, mũi hầu; hút thông đường hô hấp dưới là kỹ thuật hút đồm rãi được thực hiện qua miệng hoặc mũi đôi khi hút qua đường thở nhân tạo tới khí quản, phế quản.

Kỹ thuật hút đờm rãi được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhờ áp lực được tạo ra từ máy hút để lấy hết các chất ứ đọng trên đường hô hấp ra bên ngoài giúp người bệnh thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông không khí. Mặt khác, miệng hầu, khí quản được coi là vô khuẩn, do vậy khi tiến hành kỹ thuật phải áp dụng các biện pháp vô khuẩn để hạn chế nhiễm khuẩn cho người bệnh.

Để việc hút đờm rãi được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn cần phải hút theo trình tự hút từ miệng, mũi hầu, rồi mới tới khí quản, ống hút phải có cấu trúc đầu tròn và có một số lỗ bên cạnh để hút được nhiều và không gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Số lần hút phụ thuộc vào kết quả nhận định thực tế người bệnh và yêu cầu điều trị của bác sĩ, thông thường nếu xác định thấy dịch tiết đường hô hấp nhiều (qua quan sát hoặc kỹ thuật nghe) thì cần phải hút dòm rãi cho người bệnh. Lượng đờm rãi nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh vì vậy không có lý do để thực hiện kỹ thuật hút thường quy cho tất cả người bệnh 1 – 2giờ/lần. Mặt khác, việc hút liên tục sẽ làm tăng khoảng chết sẵn có trong miệng hầu và khí quản, thường dẫn tới hậu quả gia tảng tình trạng thiếu oxy cho người bệnh và làm tốn thương đường hô hấp.

Bác sĩ giảng viên Dược Sài gòn hướng dẫn thủ thuật hút đờm dãi cho bệnh nhân

Phân loại theo vị trí hút:

Căn cứ vào cấu trúc giải phẫu và vị trí thường hút người ta chia kỹ thuật hút đòm rãi làm hai loại: kỹ thuật là hút đường hô hấp trên (hút miệng hầu và mũi hầu) và hút đường hô hấp dưối (hút miệng khí quản, mũi khí quản và hút khí phế quản thông qua ống thỏ nhân tạo).

Hút miệng hầu và mũi hầu

Miệng hầu bao gồm: miệng, vòm miệng mềm phía trên xương móng và kể cả amiđan, mũi hầu nằm phía sau mũi và kéo dài tới vòm miệng mềm. Kỹ thuật hút đờm rãi qua đường miệng hầu hay mũi hầu hay còn gọi là hút thông đường hô hấp trên được áp dụng trong trường hợp người bệnh có khả năng ho tốt nhưng không có khả năng khạc nhổ đờm hay khả năng nuốt. Chính vì vậy, kỹ thuật này được thực hiện sau khi người bệnh ho. Khi lượng dịch tiết trong đường hô hấp, phổi giảm người bệnh đỡ mệt, có khả năng khạc và nuốt thì không cần phải hút nữa.

Hút miệng – khí quản và mũi – khí quản

Hút miệng khí quản và mũi khí quản là một trong những kỹ thuật hút thông đường hô hấp dưới, kỹ thuật này được áp dụng cho những trường hợp người bệnh có tăng dịch tiết từ khí, phế quản và phổi nhưng không có khả năng khạc nhổ đờm sau khi ho và không có đường thở nhân tạo. Giống như kỹ thuật hút đường hô hấp trên (đường mũi hầu), kỹ thuật hút miệng – khí quản và mũi khí quản sử dụng ống hút được đặt sâu vào trong khí quản của người bệnh thông qua miệng hoặc mũi tuy nhiên đường mũi là thích hợp hơn vì nó hạn chế kích thích phản xạ hầu họng. Để hạn chế tai biến tổn thương đường hô hấp, thời gian hút không nên kéo dài quá 15 giây (từ lúc đẩy ống hút vào và rút ông hút ra), trong trường hợp cần phải hút dài thì nên để người bệnh nghỉ giữa mỗi lần hút và cho người bệnh thở oxy nếu có thể.

Hút khí, phế quản

Kỹ thuật hút khí, phế quản (hút thông đưòng hô hấp dưới) là kỹ thuật hút sâu được thực hiện qua ống thở nhân tạo như ống đặt nội khí quản hay cannun mở khí quản, trong những trường hợp này đường kính của ống hút không nên lớn hơn một nửa đường kính trong của đường thở nhân tạo. Để đảm bảo hút dịch tiết xong không làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, trong khi đưa ống hút xuống sâu phía dưới đường hô hấp không được dùng áp lực hút, và áp lực hút thích hợp chỉ nên đặt ở 120 đến 180 mm Hg. Khi rút ống hút ra không được rút liên tục mà cần phải xoay ống hút để hút được hết dịch tiết dính ở các cạnh của ổng nội khí quản. Điều dưỡng viên nên đeo khẩu trang, kính bảo hộ và cần thiết mang áo choàng để tránh bị vấy bẩn dịch cơ thể hạn chế nhiễm khuẩn chéo.

Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Cao đẳng điều Dưỡng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về thủ thuật điều dưỡng hút đờm dãi cho bệnh nhân.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop