Bất ngờ với các bộ phận của cây đào đều có công dụng chữa bệnh

Bất ngờ với các bộ phận của cây đào đều có công dụng chữa bệnhCây đào không chỉ được dùng để trang trí trong những ngày tết mà ít người biết được các bộ phận cây đào còn mang đến những tác dụng chữa bệnh hiệu quả trong YHCT

Cây đào không chỉ được dùng để trang trí trong những ngày tết mà ít người biết được các bộ phận cây đào còn mang đến những tác dụng chữa bệnh hiệu quả trong YHCT

Bất ngờ với các bộ phận của cây đào đều có công dụng chữa bệnh

Đào không chỉ để trang trí mà còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Sự xuất hiện của cây đào không chỉ khiến ngày Tết trở nên ý nghĩa hơn mà những bộ phận của cây đào như hoa, quả, lá, hạt, rễ đều trong đông y đểu là những vị thuốc quý có tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Để rõ hơn về tác dụng của những bộ phận của cây đào,cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.

Lợi ích từ hoa đào

Hoa đào không chỉ mang vẻ đẹp của sự thuần khiết đã đi vào những trang văn thơ ca của những danh ca, bút ký,... mà còn mang những những lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe. Hoa đào sau khi phơi trong bóng râm, bảo quản trong các lọ thủy tinh, hoặc các túi chống ẩm; khi dùng, tán mịn, uống với nước ấm hoặc với rượu ấm. Ngoài ra hoa đào cũng có thể bọc trong các mảnh vải xô, rồi hãm với nước sôi. Ngày 20 - 30g, trị các bệnh phù thũng, phát cước (các ngón chân, sưng nóng, đau nhức), hoặc bị ho, nhiều đờm.

Quả đào còn có tác dụng an thai

Không chỉ là trái cây yêu thích của nhiều người, quả đào còn là vị thuốc quý trong các bài thuốc Y học Cổ truyền, được các lương y tin tưởng sử dụng trong điều trị bệnh. Quả đào sau khi phơi hoặc sấy khô sẽ có vị hơi chua, đắng, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, liễm hãn. Quả đào khô được sử dụng trong các trường hợp di tinh, động thai, ra mồ hôi trộm, thổ huyết. Khi bị động thai ra máu, bạn có thể dùng 1 quả đào sao tồn tính (sao tới khi toàn bộ vỏ quả bị đen), tán bột mịn, uống với nước ấm.  

Bất ngờ với các bộ phận của cây đào đều có công dụng chữa bệnh

Đào tạo Y học cổ truyền theo chuẩn Bộ y tế

Tác dụng hoạt huyết, khứ ứ từ đào nhân

Nhân quả đào sau khi phơi hoặc sấy khô có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, dùng trị các bệnh đau bụng khi kinh nguyệt do máu kết thành cục, bế kinh. Sử dụng nhân đào, hồng hoa, mỗi vị 6g; xuyên khung 4g, đương quy, xích thược, mỗi vị 10g đem sắc mỗi ngày 1 tháng để uống. Uống liền trong 2 tuần và lặp lại vài chu kỳ kinh nguyệt cho tới khi hết các triệu chứng nói trên.

Bên cạnh đó nhân đào còn có tác dụng trong điều trị ho, hóa đờm nên được các Y sĩ Y học Cổ truyền phối hợp trần bì, bách bộ, mạch môn trong quá trình bốc thuốc.Ngoài ra đào nhân còn có tác dụng lợi đại tiện, được dùng khi bị táo bón; dùng tốt cho các trường hợp táo bón do đoản hơi, đoản khí.

Lá đào điều trị rôm, sẩy

Là đào tưởng chùng như không có tác dụng nhưng thực chất đây là dược liệu có công dụng hiệu quả trong điều trị rôm, sẩy trong mùa hè vô cùng an toàn mà không tốn nhiều chi phí với cách thực hiện đơn giản: lá đào vò nát, sau đó pha nước tắm. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá đào tươi (30- 50g), sắc uống để chữa sốt rét.

Rễ đào điều trị kinh nguyệt không thông

Rễ đào sau khi rửa sạch bạn đem mang thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và đem sắc uống có tác dụng trị chứng vàng da, chảy máu cam, nôn ra máu, kinh nguyệt không thông hoặc rễ đào, rễ ngưu bàng, mã tiên thảo, mỗi vị 6g; ngưu tất 12. Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền lưu ý đến người bệnh là nên uống trước bữa ăn

Có thể thấy tất cả các bộ phận của cây đào đều có giá trị riêng trong sử dụng và đặc biệt có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Thật hạnh phúc khi Việt Nam không chỉ sở hữu loại đào mang ấm áp đến mỗi gia đình trong dịp Tết mà còn là vị thuốc quý trong các bài thuốc Y học Cổ truyền.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop