Bệnh máu khó đông là một rối loạn hiếm gặp, khiến người bệnh có thể bị chảy máu trong thời gian dài, khó cầm máu hơn sau khi bị chấn thương và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh máu khó đông
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nguyên nhân máu khó đông xảy ra khi người bệnh bị thiếu một trong những yếu tố đông máu. Có một số dạng bệnh và hầu hết các dạng đều được di truyền. Trong các loại phổ biến nhất, gen bị lỗi nằm trên nhiễm sắc thể X. Bệnh hầu như luôn xảy ra ở các bé trai và được truyền từ mẹ sang con thông qua một trong các gen của mẹ.
Các triệu chứng của bệnh máu khó đông rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu, bao gồm:
- Chảy máu không rõ nguyên nhân và máu chảy nhiều do vết cắt hoặc chấn thương, hoặc sau phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa.
- Nhiều vết bầm lớn hoặc sâu.
- Chảy máu bất thường sau tiêm vaccin.
- Đau, sưng khớp.
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân của người bệnh.
- Chảy máu cam mà không biết nguyên nhân
- Ở trẻ sơ sinh, trẻ quấy khóc khó chịu mà không giải thích được.
- Chảy máu trong não.
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn nếu có các triệu chứng sau, bệnh nhân nên nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:
- Có dấu hiệu chảy máu não.
- Có chấn thương khiến máu chảy không ngừng.
- Các khớp bị sưng nóng khi chạm vào và đau khi uốn cong.
Chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh
Để chẩn đoán máu khó đông, xét nghiệm máu có thể cho thấy sự thiếu hụt yếu tố đông máu. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt, các triệu chứng bệnh bắt đầu có triệu chứng ở các độ tuổi khác nhau. Các trường hợp nặng của bệnh máu khó đông thường được chẩn đoán trong năm đầu đời. Các dạng nhẹ có thể không rõ cho đến khi trưởng thành hoặc một số trường hợp biết họ mắc bệnh máu khó đông sau khi chảy máu quá nhiều trong quá trình phẫu thuật.
Phương pháp điều trị bệnh máu khó đông bao gồm cung cấp yếu tố đông máu cụ thể mà người bệnh thiếu bằng cách truyền tĩnh mạch. Yếu tố đông máu thay thế này có thể được lấy từ máu của người khác hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự, không được sản xuất từ máu người.
Các liệu pháp khác có thể bao gồm:
Desmopressin (DDAVP): Trong bệnh máu khó đông, hormon có thể kích thích cơ thể người bệnh giải phóng nhiều yếu tố đông máu, được tiêm từ từ vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng xịt mũi.
Thuốc chống tiêu sợi huyết: Giúp ngăn ngừa cục máu đông bị phá vỡ.
Keo dán sinh học: có thể được áp dụng trực tiếp vào các vị trí vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành, đặc biệt hữu ích trong điều trị nha khoa.
Vật lý trị liệu có thể giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng nếu chảy máu trong đã làm hỏng khớp của bệnh nhân. Nếu chảy máu trong gây ra thiệt hại nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.
Sơ cứu khi có vết cắt nhỏ: Sử dụng áp lực và băng thường để chăm sóc chảy máu. Đối với các khu vực nhỏ chảy máu dưới da, sử dụng túi nước đá.
Tiêm chủng: Mặc dù các sản phẩm máu được sàng lọc nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh thông qua việc truyền máu cho người mắc bệnh máu khó đông. Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ nếu mắc bệnh máu khó đông, cân nhắc việc chủng ngừa các vaccin viêm gan A và B.