CÁC RÀO CẢN GIAO TIẾP TRONG VIỆC TƯ VẤN SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC

CÁC RÀO CẢN GIAO TIẾP TRONG VIỆC TƯ VẤN SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐCRÀO CẢN GIAO TIẾP TRONG VIỆC TƯ VẤN

Trong cuộc sống, không có điều gì là suôn sẻ. Tất cả đều có những rào cản nhất định, đặt biệt là các rào cản trong giao tiếp, tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Và tôi tin chắc rằng công việc tư vấn, giao tiếp với bệnh nhân tại nhà thuốc cũng đang gặp phải những rào cản nhất định.

CÁC RÀO CẢN GIAO TIẾP TRONG VIỆC TƯ VẤN SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC

Để trở thành người có khả năng ăn nói,giao tiếp,tư vấn, ứng xử tốt ngoài việc thành thạo các phương pháp thì việc nắm rõ những rào cản thường gặp trong việc tư vấn, giao tiếp với bệnh nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng. Và sau đây, Khoa Dược – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chỉ ra 5 rào cản lớn nhất của kỹ năng giao tiếp cũng như là tư vấn mà các bạn cần phải khắc phục.

1. Rào cản vật lý

  • Giao tiếp thông qua các rào cản vật lý là cực kỳ khó
    • thanh chắn, cửa kính
    • Bàn, Máy tính
    • bệnh nhân đang nằm trên giường, và ở vị trí thấp hơn dược sĩ: có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy yếu thế và không thoải mái
  • Giao tiếp nên diễn tra bằng hoặc thấp hơn tầm mắt của bệnh nhân.

2. Thiếu sự riêng tư

  • Không nên thảo luận hay tranh luận các thông tin của bệnh nhân hay các vấn đề chăm sóc ở những nơi công cộng như nhà ăn, hành lang, thang máy, thư viện và bãi đổ xe.
  • Không thảo luận các thông tư riêng của bệnh nhân với gia đình hay bạn bè nếu chưa có sự cho phép của họ.
  • Thiếu không gian riêng tư có thể khiến cho bệnh nhân ngại chia sẽ một số thông tin tế nhị hoặc bệnh nhân ngại đặt các câu hỏi “ngu ngốc’.
  • Ở nhà thuốc cộng đồng, thảo luận với bệnh nhân tránh xa các khu vực thanh toán hay cửa sổ nhận thuốc.
  • Ở bệnh viện, tạo sự riêng tư bằng cách đóng cửa phòng, kéo rèm quanh giường bệnh nhân hoặc mời bệnh nhân đến phòng riêng.

3. Cảm xúc đây là rào cản lớn nhất đối với Dược sĩ/ bác sĩ trong việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân

- Khó kiểm soát cảm xúc của bản thân

Cảm xúc là yếu tố quan trọng vi nó chi phối các hành vi cũng như hành động rất cao. Vì thế, các bạn tuyệt đối không nên đưa ra một hành động, quyết định hay một lời nói nào đó khi các bạn không kiềm chế được cảm xúc của mình trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân. Khi đó, bản thân của bạn rất nhạy cảm với mọi quyết định, mọi lời nói đều thiếu suy nghĩ, có thể gây tổn thương cho bệnh nhân và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nhà thuốc

Khó nắm bắt cảm xúc của bệnh nhân

Việc giao tiếp với bệnh nhân cũng gặp những khó khăn nhất định nếu các bạn không nắm bắt được cảm xúc cũng như tâm lý của bệnh nhân mà chúng ta đang chăm sóc. Vì vậy, bạn cần phải chú ý lắng nghe để thấu hiểu những vấn đề mà bệnh nhân mong muốn và mong đợi từ người thầy thuốc.

Làm gì để quản lý cảm xúc trong quá trình giao tiếp cũng như là tư vấn

Chúng ta nên học cách quản lý, kiềm chế cảm xúc của mình, không nên để nó lấn át lý trí quá nhiều. Bệnh nhân của chúng ta sẽ dựa vào cảm xúc của bạn mà quyết định có nên tiếp tục và duy trì cuộc nói chuyện và cũng như cuộc giao tiếp hay tư vấn của Dược sĩ hay không.

4. Giới hạn về thời gian

Chúng ta không có nhiều thời gian để truyền đạt hết những thông tin muốn gởi đến bệnh nhân do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan.

Khi chúng ta tư vấn cho bệnh nhân về một đơn thuốc hay sử dụng một thuốc nào đó nhưng phía bệnhn nhân lại không có nhiều thời gian để tiếp nhận. Vì một vài lí do nào đó từ phía bệnh nhân của chúng ta.

Vì vậy, khi thực hiện tư vấn chúng ta cần truyền đạt thông tin đến bệnh nhân một cách ngắn gọn, dễ hiểu và bạn cần xác nhận rằng bệnh nhân của chúng ta có thời gian sẵn sàng nghe cuộc tư vấn của chúng ta.

CÁC RÀO CẢN GIAO TIẾP TRONG VIỆC TƯ VẤN SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC

5. Bị ảnh hưởng bởi cách tư vấn và tiếng ồn

Chất lượng cuộc tư vấn có vai trò quan trọng trong việc liên lạc và tiếp cận bệnh nhân. Nhưng chất lượng cuộc tư vấn không phải lúc nào cũng được đảm bảo ở cả 2 phía trong quá trình giao tiếp. Có thể do bất đồng ngôn ngữ, dùng từ chuyên môn hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh,…

Muốn khắc phục rào cản này chúng ta cần lựa chọn những từ thông dụng gần gũi với đời sống hàng ngày. Khi thực hiện tư vấn cũng như giao tiếp cần đảm bảo không gian, hạn chế tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tư vấn.

Vậy nên, việc nắm rõ những rào cản khi giao tiếp với bệnh nhân tại nhà thuốc sẽ giúp bạn lường trước những bất cập từ đó xây dựng nên các phương án xử lý kịp thời và hiệu quả trong việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Giúp tăng sự hài lòng cũng như nhận được những đánh giá tốt từ phía bệnh nhân đối với Nhà thuốc.

Nguồn: Khoa Dược - Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop