Cách chăm sóc và phòng chống viêm họng và đau họng

Cách chăm sóc và phòng chống viêm họng và đau họngKhi gặp viêm họng và đau họng, nhiều người thường không để ý đến tình trạng của mình, làm cho vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc xử trí viêm họng đúng cách là vô cùng quan trọng.

Khi gặp viêm họng và đau họng, nhiều người thường không để ý đến tình trạng của mình, làm cho vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc xử trí viêm họng đúng cách là vô cùng quan trọng.

Cách chăm sóc và phòng chống viêm họng và đau họng

Biểu hiện của viêm họng, viêm họng có lây không?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm họng và đau họng là một vấn đề phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, không phân biệt lứa tuổi. Theo thống kê, khoảng 80% các trường hợp viêm họng do virus như adenovirus, rhinovirus, cúm, sởi và 20% còn lại là do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu.

Vi khuẩn nguy hiểm nhất trong số này là liên cầu tan huyết nhóm A, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp, viêm thận và các vấn đề liên quan đến tim. Do đó, việc xử trí viêm họng đúng cách là vô cùng quan trọng.

Khi gặp viêm họng và đau họng, nhiều người thường không để ý đến tình trạng của mình, làm cho vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Đã có nhiều trường hợp viêm họng và đau họng khiến người bệnh tự mua thuốc về uống, gây sốc phản vệ và phải đi cấp cứu.

Triệu chứng của viêm họng và đau họng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Người bị viêm họng thường cảm thấy ngứa rát, đau khi nuốt, khó khăn khi nói chuyện, đồng thời có thể xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, khàn giọng, hoặc các triệu chứng khác như hắt hơi sổ mũi, ho, đau đầu, đau cơ toàn thân, chán ăn, nổi hạch phát ban, buồn nôn, nuốt khó và các triệu chứng khác.

Viêm họng có thể lây từ người này sang người khác thông qua hít phải các giọt bắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh rồi chạm lên mặt, mũi của mình. Lây nhiễm cũng có thể thông qua đồ ăn, thức uống nếu dùng chung.

Khi nào cần phải đi khám vì viêm họng?

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn lưu ý cần phải đi khám vì viêm họng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em: Nếu trẻ có cơn đau họng kéo dài hơn một ngày hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, khó nuốt, chảy nước dãi bất thường, cần đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra ngay lập tức.
  • Người lớn: Nên đến gặp bác sĩ nếu đau họng kéo dài hơn một tuần, kèm theo khó nuốt, khó thở, khó mở miệng, đau khớp, đau tai, phát ban, sốt cao (trên 38,5 độ C), khàn giọng kéo dài hơn hai tuần.

Khi gặp các triệu chứng viêm họng và đau họng, có thể xử trí tại nhà bằng cách súc miệng bằng nước muối pha loãng để giảm cơn đau và sát khuẩn. Ngoài ra, có thể áp dụng cách uống trà và mật ong, uống gừng và mật ong, uống nước nhiều, nghỉ ngơi, không dùng các chất gây kích ứng, nhưng lưu ý rằng các phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp viêm họng do virus.

Cách chăm sóc và phòng chống viêm họng và đau họng

Nếu viêm họng do vi khuẩn, cần sử dụng kháng sinh để điều trị và hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thảo dược cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng, nhưng trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để phòng ngừa viêm họng, cần duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra ngoài, phát hiện và điều trị các bệnh của họng kịp thời, không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh.

Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết những biện pháp đơn giản như uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả, rửa tay thường xuyên, không hút thuốc lá, hạn chế rượu và không la hét, nói nhiều cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop