Đau mỏi cơ xương khớp khi thay đổi thời tiết là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi. Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân và triệu chứng
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, khí hậu trở nên lạnh, ẩm, áp suất không khí giảm, nhiệt độ giảm xuống thì các mạch máu ở da co lại, máu lưu thông kém, khiến cho khớp bị khô cứng, khó cử động. Điều này khiến cho các cơn đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, người bệnh thường có các triệu chứng như:
• Đau nhức cơ xương, đặc biệt là ở các khớp lớn như khớp gối, khớp háng, khớp tay, khớp cổ,...
• Sưng viêm ổ khớp
• Tê mỏi, buồn bực, có cảm giác kiến bò trong xương
• Cứng khớp thường xuyên, đặc biệt là buổi sáng
Đau mỏi cơ xương khớp khi thay đổi thời tiết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở những đối tượng sau:
• Người cao tuổi
• Người làm việc tay chân mức độ nặng thường xuyên và liên tục
• Người tập luyện thể thao cường độ cao và có tiền sử chấn thương
• Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biên dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương
• Người thừa cân, béo phì
Cách cải thiện đau mỏi cơ xương khớp khi thay đổi thời tiết
Để giảm thiểu và cải thiện các cơn đau mỏi xương khớp do thời tiết, người bệnh cần chủ động chăm sóc và bảo vệ bản thân bằng những cách sau đây:
Giữ ấm cơ thể: Khi trời lạnh, người bệnh cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay và tất. Ngoài ra, nên tắm và ngâm chân bằng nước ấm để giúp máu lưu thông, thư giãn các khớp và giảm các cơn đau hiệu quả.
Ăn uống đủ chất: Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp: Các thực phẩm giàu axit omega-3 (hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, đầu nành, cá thu, cá hồi, cá mòi…); Các thực phẩm giàu canxi (trứng, sữa, rau lá xanh, đậu nành, phô mai, hải sản…); Vitamin D, phốt pho, magie…
Vận động phù hợp: Trời lạnh khiến chúng ta có xu hướng ít vận động hơn, dẫn đến khớp tê cứng, cơn đau càng dữ dội. Do đó, người bệnh nên duy trì vận động nhẹ nhàng, vừa sức với các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội, đi xe đạp.
Chườm nóng: Chườm nóng bằng túi gel y tế hoặc đệm điện sưởi ấm có thể mang lại sự thoải mái cho các khớp bị đau nhức.
Xoa bóp, massage: Giúp tác động sâu vào các mô mềm và huyệt đạo trên cơ thể, nhanh chóng giảm căng cứng cơ, các bó cơ được thư giãn hoàn toàn. Đồng thời xoa bóp quanh vị trí khớp sưng, viêm giúp hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn và giảm đau nhức khi thời tiết thay đổi. Trong quá trình massage, người bệnh có thể kết hợp các dược liệu cùng các loại tinh dầu nhằm tăng cường hoạt huyết, thông kinh mạch giúp thư giãn và làm dịu cơn đau hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý
• Nếu cơn đau nhức dữ dội, kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, sưng tấy, khó thở,... thì cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
• Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
• Cần kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác như tập luyện thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể,...
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bằng cách áp dụng những biện pháp trên, người bệnh có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau mỏi cơ xương khớp khi thay đổi thời tiết, nâng cao chất lượng cuộc sống.