Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm xương khớp khá phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh có thể áp dụng phương pháp Đông Y
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp Đông Y
Dưới đây là chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp Đông Y!
MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÔNG Y
Một số bài thuốc thường dùng
Quyên Tý Thang:
- Chuẩn bị: Đại táo 3 quả, khương hoàng 12g, trích cam thảo 4g, phòng phong 8g, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, gừng 4 lát, xích thược 12g, khương hoạt 8g.
- Công dụng: tán hàn, hoạt huyết, giải nhiệt trừ thấp, khu phong, …
Độc hoạt tang ký sinh:
- Chuẩn bị: Phục linh 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Đẳng sâm 12g, Bạch Thược 12g, Độc hoạt 12g, Thục địa 12g, Tần giao 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 8g, Đỗ trọng 12g, Phòng phong 12g.
- Tác dụng: trị đau nhức, trị phong hàn thấp tý, mỏi khớp, bổ khí khí huyết, ích can thận, chỉ tý thống.
Hoàng cầm tần giao:
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm có: 10g tần giao, 12g hoàng cầm, 6g cam thảo, 10g xích linh, 12g đương quy, 6g cát căn, 12g quế chi, 10g phòng phong, sinh khương dùng 3 lát.
- Tác dụng: chữa trị các triệu chứng đau nhức do viêm khớp dạng thấp gây ra.
- Cách thực hiện: đem các vị dược liệu đi sắc cùng với nước.
Ưu điểm:
- Không gây tác dụng phụ, độ an toàn cao: vì các nguyên liệu được sử dụng để bào chế các bài thuốc đông y đều là các loại thảo dược lấy từ thiên nhiên. Cơ chế chữa bệnh của các bài thuốc đông y là sử dụng các bộ phận của các cây thuốc quý. Tận dụng những tinh chất tự nhiên có trong hạt, cành, cây, rễ, thân, lá, hoa của cây thuốc để chữa bệnh.
- Hiệu quả cao, đã được chứng minh trong thực tế: Những loại cây, vị thuốc đông y hầu hết là được các thầy thuốc nghiên cứu và đã sử dụng để chữa bệnh truyền lại nên hiệu quả đã được chứng minh qua bao đời nay.
- Tác dụng lâu dài: các bài thuốc đông y khi sử dụng cho người bệnh đem lại hiệu quả trị tận gốc, hiếm khi bệnh bị tái phát lại.
- Bồi bổ sức khỏe: ngoài công dụng chữa bệnh ra thì các bài thuốc đông y còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm: hầu hết các bài thuốc Y học cổ truyền đều không đem lại hiệu quả ngay lập tức như một số loại thuốc tây mà sẽ cần thời gian để thuốc ngấm. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nếu điều trị bằng thuốc đông y sẽ cần kiên trì dùng thuốc sau vài ngày hoặc vài tuần mới cảm nhận được rõ hiệu quả.
- Khó sử dụng: một số bài thuốc có mùi vị khó uống hoặc dạng thuốc đắp, chườm, xoa bóp có thể gây ra sự bất tiện lợi cho người mới sử dụng.
- Tốn thời gian thực hiện: nhiều bài thuốc đông y cần sắc thuốc, thực hiện bài thuốc theo cách thủ công sẽ tốn thời gian và công sức.
PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
Người bệnh có thể tìm đến phòng khám hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để tham khảo những bài tập giúp giữ cho khớp linh hoạt. Các chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn những tư thế sinh hoạt hàng ngày.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHẪU THUẬT
Nếu thuốc và vật lý trị liệu không thể giảm đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi: Đây là biện pháp loại bỏ phần lớp lót bị viêm của khớp, được áp dụng cho những trường hợp viêm ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
- Sửa chữa gân: Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho gân xung quanh khớp của bệnh nhân bị lỏng và vỡ.
- Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp: Bác sĩ sẽ loại bỏ hết các phần bị tổn thương và thay thế vào đó một bộ phận giả làm bằng kim loại hoặc nhựa.
Lưu ý: Phẫu thuật sẽ có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau nên cần tham khảo kỹ về lợi ích và yếu tố rủi ro trước khi phẫu thuật.