Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu

Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậuBệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu là sự tắc nghẽn của động mạch chủ hoặc của động mạch chậu - các động mạch lớn của cơ thể cung cấp máu cho vùng bụng và chi dưới

Bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu là sự tắc nghẽn của động mạch chủ hoặc của động mạch chậu - các động mạch lớn của cơ thể cung cấp máu cho vùng bụng và chi dưới

Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu

Động mạch chậu là một nhánh của động mạch chủ, phân nhánh ở mức bụng

Hãy theo dõi bài này để cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh tắc nghẽn Động mạch chủ và động mạch chậu để có những thông tin cần thiết về bệnh

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TẮC NGHẼN ĐỘNG MẠCH CHỦ - CHẬU

Bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu là gì?

Động mạch chủ và động mạch chậu là mạch máu phổ biến thứ 2 bị ảnh hưởng bởi bệnh động mạch ngoại biên sau các mạch máu ở vùng đùi. Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra ở khoảng 12-20% người trên 65 tuổi.

Bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu là sự tắc nghẽn của động mạch chủ hoặc của động mạch chậu - các động mạch lớn của cơ thể cung cấp máu cho vùng bụng và chi dưới. Động mạch chậu là một nhánh của động mạch chủ, phân nhánh ở mức bụng, làm nhiệm vụ cung cấp máu cho chi dưới và các cơ quan trong vùng chậu. Nguyên nhân của sự tắc nghẽn này thường là do sự tích tụ của các mảng bám trong thành mạch máu hoặc tắc nghẽn do cục máu đông.

Nguyên nhân gây bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu?

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu là do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch có thể do hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, huyết áp cao, di truyền hoặc bị béo phì.

Tình trạng viêm như viêm mạch máuTakayasu có thể là nguyên nhân gây viêm động mạch làm tắc nghẽn động mạch.

Nhiễm xạ vùng chậu là nguyên nhân gây tình trạng viêm thành động mạch dẫn đến tắc nghẽn động mạch.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu?

Có thể không có triệu chứng rõ ràng: Bệnh nhân có thể mắc các triệu chứng khác hoặc không có bất cứ triệu chứng nào trong bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu.

Mệt mỏi, đau hoặc bị chuột rút khi đi bộ: Người bệnh cảm thấy đau mỏi ở mông, đùi hoặc bắp chân, các triệu chứng sẽ cho thấy mức độ của bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu từ nhẹ đến trung bình. Trong quá trình bệnh phát triển, triệu chứng có thể xảy ra khi đi bộ rất ngắn.

Rối loạn hoạt động ở cơ quan sinh dục: Đàn ông có thể bị gặp vấn đề trong việc cương cứng của dương vật.

Đau khi nghỉ ngơi, các vấn đề ở chân và bàn chân: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cảm thấy đau ở chân hoặc ngón chân khi nghỉ ngơi, lạnh và tê ở chân, có vết loét hoặc vết thương ở chân và bàn chân, thậm chí là hoại tử.

Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẮC NGHẼN ĐỘNG MẠCH CHỦ - CHẬU

Phương pháp chẩn đoán bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu

Ban đầu là kiểm tra chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI) và siêu âm Doppler mạch máu chi.

Nếu tình trạng bệnh cần thêm các xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác hơn thì bác sĩ thường sẽ áp dụng các xét nghiệm sau CT mạnh máu, MRI mạch máu hoặc chụp mạch đồ có đặt catheter. Các xét nghiệm này thường đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại thuốc cảm quang khác nhau để tìm ra được vị trí tắc nghẽn của động mạch từ đó lên kế hoạch điều trị trong tương lai. Đối với CT mạch máu và MR mạch máu, thuốc cảm quang được tiêm vào đường tĩnh mạch. Đối với chụp mạch đặt catheter, thuốc cản quang sẽ được truyền qua ống thông (catheter) đưa vào động mạch.

Phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch chủ - chậu?

Bệnh tắc mạch động mạch chủ - chậu có thể được điều trị bằng cách:

  • Thay đổi yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như bỏ hút thuốc, kiểm soát cholesterol hoặc huyết áp cao, kiểm soát bệnh tiểu đường và tập thể dục thường xuyên.
  • Uống thuốc kê đơn để ngăn ngừa tiểu cầu đông lại trong máu. Một loại thuốc có thể giúp kiểm soát cholesterol và cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của mảng bám.

Lưu ý rằng: Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC tự ý mua thuốc về dụng mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nếu uống thuốc không giúp ích được cho người bệnh, có thể xem xét thủ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc phẫu thuật.

Phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu phổ biến nhất là đặt một stent vào động mạch chủ hay động mạch chậu. Thủ thuật này thường được thực hiện cùng lúc với một thử nghiệm chụp mạch đặt catheter. Stent là một thiết bị nhỏ gọn nén các mảng bám vào thành các động mạch để tạo ra một con đường rộng hơn cho lưu lượng máu đến nửa dưới của cơ thể. Phẫu thuật tạo hình mạch, trong đó một thiết bị bóng được đưa vào thông qua ống để hỗ trợ thêm cho việc mở các động mạch.

Phẫu thuật bắc cầu là tạo ra một đường vòng xung quanh sự tắc nghẽn cầu nối có thể bắt đầu trong động mạch chủ (gần tim) và đầu nối còn lại nối với các động mạch chậu trong khung chậu, hoặc trong động mạch bẹn của bạn. Một cầu nối có thể được thực hiện trên một hoặc cả hai bên cùng một lúc. Đối với bệnh nặng bao gồm động mạch chủ và cả hai động mạch chậu, một đường vòng chạy từ động mạch chủ tới các động mạch vùng bẹn, thường sử dụng ghép nhân tạo. Nếu không có động mạch thích hợp để bắt đầu vòng trong động mạch chủ, hoặc nếu bạn không đủ khỏe để trải qua một thủ tục trên động mạch chủ, vòng bỏ qua thường bắt đầu ở động mạch phía hông bên dưới xương đòn và kết thúc bằng một hoặc cả hai chân.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop