Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn nói về bệnh Rôm sảy

Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn nói về bệnh Rôm sảyRôm sảy là một căn bệnh da liễu thường xuất hiện khi các ống tuyến mồ hôi không thoát ra bên ngoài được. Việc điều trị bệnh không đúng cách dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường

Rôm sảy là một căn bệnh da liễu thường xuất hiện khi các ống tuyến mồ hôi không thoát ra bên ngoài được. Việc điều trị bệnh không đúng cách dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường

Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn nói về bệnh Rôm sảy

Rôm sảy Là bệnh không chỉ gặp ở trẻ em mà còn ảnh hưởng cả người lớn, đặc biệt khi thời tiết nóng, ẩm

Cùng các chuyên gia Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh Rôm sảy để có những thông tin cần thiết, trong phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả!

THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH RÔM SẢY

Bệnh rôm sảy là gì?

Rôm sảy – còn gọi là phát ban nhiệt và đổ mồ hôi trộm – là bệnh không chỉ gặp ở trẻ em mà còn ảnh hưởng cả người lớn, đặc biệt khi thời tiết nóng, ẩm.

Các triệu chứng có thể có như những mụn phồng giộp nông cho đến sâu ở da hay những mụn đỏ ở da. Một số dạng rôm sảy có thể gây đau và ngứa dữ dội.

Rôm sảy thường tự khỏi mà không cần các biện pháp can thiệp điều trị. Nhiều dạng rôm sảy có thể cần điều trị nhưng các tốt nhất để làm giảm triệu chứng đó là làm mát da và ngăn ngừa mồ hôi.

Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy là do đâu?

Rôm sảy bùng phát khi một vài ống tuyến mồ hôi bị bít lại, làm mồ hôi không được thoát ra ngoài và bị ứ lại dưới lớp da nên dễ gây viêm và ban da.

Đến giờ người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân các ống tuyến mồ hôi này bị bít tắc, nhưng một vài yếu tố sau thì khá quan trọng trong việc hình thành bệnh:

  • Các tuyến mồ hôi chưa phát triển: những ống tuyến mồ hôi mới tạo thành vẫn chưa phát triển hoàn toàn, chúng dễ vỡ hay thủng và do đó làm mồ hôi đọng lại bên dưới lớp da. Rôm sảy có thể mắc trong vài tuần đầu sau khi mới sinh, đặc biệt ở những trẻ được giữ ấm trong lồng kính, hoặc khi mặc quần áo quá nóng hay bị sốt.
  • Điều kiện thời tiết: Thời tiết nóng, ẩm sẽ dễ gây rôm sảy.
  • Hoạt động thể lực: những bài tập thể dục có cường độ mạnh, làm việc quá mức hay bất cứ hoạt động nào dễ làm bạn đổ mồ hôi đều có thể gây rôm sảy.
  • Tăng thân nhiệt: khi mặc quần áo dày hay ngủ với chăn mền gây nóng bức làm tăng thân nhiệt nói chung đều có thể dẫn đến rôm sảy.
  • Nằm bất động trên giường lâu: rôm sảy có thể xảy ra ở người phải nằm bất động trên giường trong thời gian dài, đặc biệt là khi bị sốt.

YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC RÔM SẢY VÀ MỌT SỐ LOẠI RÔM SẢY

Yếu tố nguy cơ mắc rôm sảy

Các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, những yếu tố làm bạn dễ mắc rôm sảy bao gồm:

  • Tuổi tác: trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
  • Khí hậu nóng ẩm: người sinh sống ở vùng nhiệt đới thì có nguy cơ bị rôm sảy cao hơn ở vùng có khí hậu ôn hòa.
  • Hoạt động thể lực: bất cứ hoạt động nào làm bạn đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt khi bạn không mặc quần áo loại hút ẩm và hút mồ hôi thì sẽ dễ gây rôm sảy.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rôm sảy

Người trưởng thành thường phát ban nhiệt hay rôm sảy ở những nếp gấp da và nơi quần áo bó quá chặt. Còn ở trẻ sơ sinh, ban thường thấy chủ yếu ở cổ, vai và ngực. Ngoài ra, một số trường hợp còn phát ban ở dưới nách, khuỷu tay và nếp bẹn-đùi.

Một số loại rôm sảy

Rôm sảy được phân loại dựa trên mức độ sâu của các ống tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng. Các triệu chứng cho mỗi loại là khá đa dạng.

  • Dạng nhẹ nhất của rôm sảy (tên tiếng anh là miliaria crystallina), ảnh hưởng đến các ống tuyến mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da. Dạng này thường có những mụn nước trong và những nốt ở da khá dễ vỡ.
  • Một dạng khác xảy ra ở lớp sâu hơn ở da (miliaria rubra) thường có những nốt đỏ, ngứa và gây đau ở da.
  • Một dạng hiếm gặp hơn là “miliaria profunda”: ảnh hưởng đến lớp sâu bên trong da. Ở dạng này, mồ hôi rỉ ra từ tuyến mồ hôi dưới da gây ra những tổn thương cứng chắc, không màu tương tự với nổi da gà.

Rôm sảy không phải là căn bệnh nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, căn bệnh này lại gây ra nhiều những triệu chứng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu như: ngứa, nổi các nốt đỏ gây mất thẩm mỹ,... Nếu gãi những chỗ bị rôm sảy sẽ làm tổn thương vùng da đó.

Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn nói về bệnh Rôm sảy

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH RÔM SẢY

Để điều trị rôm sảy, bạn cần tránh để thân nhiệt cao và một khi da bạn trở nên mát lạnh thì ban da sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau đây:

Chất mỡ thoa lên da

Những dạng nặng của rôm sảy có thể cần một số loại chất mỡ thoa lên da để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.

Thay đổi lối sống và các biện pháp chăm sóc da tại nhà

Một số mẹo giúp làm dịu ban da và giúp bạn thấy dễ chịu hơn như:

  • Khi trời nóng, bạn nên mặc các loại quần áo rộng, vải mềm nhẹ và có khả năng hút ẩm hay hút mồ hôi.
  • Nên dùng máy điều hòa khi thời tiết oi bức.
  • Nên tắm với nước mát và sau đó để da ráo khô tự nhiên mà không cần lau bằng khăn.
  • Dùng lotion dưỡng ẩm hay băng ép lạnh để làm giảm ngứa vùng da bị đỏ
  • Tránh dùng kem hay chất mỡ có chứa petrolem hay dầu ngũ cốc vì chúng có thể gây bít các lỗ đổ của tuyến mồ hôi.

Trên đây là những thông tin về bệnh Rôm sảy mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop