Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh phát ban và phù mạch

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh phát ban và phù mạchPhát ban và phù mạch là hai căn bệnh bệnh về da liễu thường gặp trong cuộc sống. Bệnh có thể dễ dàng điều trị và không để lại di chứng nết được phát hiện đúng thời điểm

Phát ban và phù mạch là hai căn bệnh bệnh về da liễu thường gặp trong cuộc sống. Bệnh có thể dễ dàng điều trị và không để lại di chứng nết được phát hiện đúng thời điểm

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh phát ban và phù mạch

Phát ban là phản ứng của da gây nên hiện tượng ngứa

Cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Phát ban và phù mạch để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị 2 căn bệnh này một cách hiệu quả!

BỆNH PHÁT BAN VÀ BỆNH PHÙ MẠCH

Bệnh phát ban và phù mạch là gì?

Phát ban – hay còn gọi là mày đay – là phản ứng của da gây nên hiện tượng ngứa, nó có thể tạo nên những chấm nhỏ đến những đốm lớn có đường kính vài inch. Phát ban có thế được gây ra do dị ứng với các loại thực phẩm, thuốc hoặc một chất khác.

Phù mạch là sự sưng lên, ảnh hưởng đến mô dưới da, thường xảy ra ở mặt và môi. Trong đa số trường hợp, phát ban và phù mạch không có hại và không để lại dấu hiệu lâu dài, thậm chí không cần điều trị.

Cách điều trị phổ biến nhất của phát ban và phù mạch là sử dụng thuốc kháng histamine. Phù mạch nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu sưng xảy ra ở cổ họng hay lưỡi, dẫn đến cản trở đường thở.

Nguyên nhân gây bệnh phát ban và phù mạch?

Phát ban và phù mạch có thể được gây ra bởi:

  • Thức ăn: nhiều loại thức ăn gây ra bệnh với những người bị dị ứng với các loại thức ăn này. Động vật có vỏ, cá, đậu phộng, hạt, trứng và sữa là các tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc: hầu như loại thuốc nào cũng có thể gây ra bệnh.
  • Chất gây dị ứng thường gặp: các chất khác cũng có thể gây ra phát ban và phù mạch như phấn hoa, lông động vật, nhựa và côn trùng.
  • Yếu tố môi trường: ví dụ như nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời, nước, căng thẳng tinh thần và lo âu.
  • Tình trạng y khoa: phát ban và phù mạch đôi khi xuất hiện do việc truyền máu, rối loạn hệ miễn dịch như bệnh Lupus, một số loại bệnh ung thư như u lympho, các bệnh liên quan đến tuyến giáp và nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus như là viêm gan, HIV, virut cự bào và virut Epstein-Barr.

Ngoài ra bệnh cũng có thể bởi yếu tố di truyền: Phù mạch do di truyền là dạng di truyền hiếm gặp của bệnh này. Nó ảnh hưởng do nồng độ thấp hoặc chức năng bất thường của một số protein trong máu, chúng đóng vai trò quy định chức năng của hệ miễn dịch.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH PHÁT BAN VÀ PHÙ MẠCH

Bệnh Phát ban

Các đốm do phát ban gây ra thường:

  • Có màu đỏ hoặc nâu đỏ
  • Ngứa dữ dội
  • Có hình bầu dục hoặc hình dạng như con giun
  • Nhỏ hơn một inch đến trên vài inch

Hầu hết phát ban sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Các phát ban mạn tính có thể kéo dài nhiều tháng hoặc đến nhiều năm.

Bệnh Phù mạch

Phù mạch có triệu chứng tương tự như phát ban, ảnh hưởng đến các mô dưới da. Bệnh thường xuất hiện ở xung quanh mắt, má hoặc môi. Phát ban và phù mạch có thể xảy ra riêng lẽ hoặc cùng một lúc.

Dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch:

  • Các vết lớn, dày, cứng chắc nổi lên ở da
  • Sưng lên và ửng đỏ
  • Đau hoặc ấm ở vùng da bị phù mạch

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh phát ban và phù mạch

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tại Cao đẳng Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÁT BAN VÀ PHÙ MẠCH

Theo các chuyên gia giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, nếu bệnh nhẹ, bạn không cần thiết phải điều trị. Nhiều trường hợp phát ban và phù mạch sẽ tự khỏi hẳn. Nhưng điều trị giúp giảm nhẹ cảm giác ngứa dữ dội, khó chịu hoặc triệu chứng còn đang kéo dài. Khi đó bạn có thể áo dụng một số biện pháp điều trị sau đây:

Sử dụng các loại thuốc điều trị

Điều trị phát ban và phù mạch gồm những loại thuốc theo toa sau:

  • Thuốc trị ngứa: Loại thuộc trị phát ban và phù mạch thường dùng là thuốc kháng Histamine, các loại thuốc giảm ngứa, sưng hoặc triệu chứng dị ứng khác.
  • Thuốc chống viêm: Đối trường hợp phát ban và phù mạch, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tổng hợp Corticosteroid để giảm sưng, ửng đỏ và ngứa.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Nếu như thuốc kháng Histamine và Conrticosteroid không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có khả năng làm ức chế hệ miễn dịch đang hoạt động quá mức.
  • Thuốc giảm đau và sưng: phát ban và phù mạch kéo dài có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng viêm gọi là thuốc kháng Leukotriene.
  • Kiểm soát protein trong máu: Nếu bị phù mạch di truyền, có nhiều loại thuốc có thể quy định nồng độ protein trong máu và làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng.

Điều trị tại nhà

Nếu bạn bị phát bạn và phù mạch nhẹ, những cách sau có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng bệnh:

  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh: Chúng có thể là thức ăn, thuốc, phấn hóa, lông vật nuôi, nhựa và côn trùng.
  • Sử dụng các loại thuốc trị ngứa: Thuốc kháng Histamine có thể giúp giảm ngứa.
  • Sử dụng khăn lạnh, ướt: Che vùng bị ảnh hưởng bằng khăn lạnh có thể giúp làm đỡ đau và ngăn các tác động lên da.
  • Đi tắm với nước mát: để giảm ngứa, rắc vào nước tắm những chất như baking soda, bột yến mạch chưa nấu hoặc yến mạch dạng keo – loại yến mạch dành cho việc tắm (Aveeno,…).
  • Mặc quần áo rộng rãi, chọn những trang phục trơn, mịn: tránh mặc quần áo nhám, quá chặt, có khả năng làm xước da hoặc làm từ len. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị kích ứng da.

Hi vọng qua bài viết chi tiết về bệnh phát ban và phù mạch trên đây mà chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến bạn đọc có thể giúp bạn phát hiện cũng như điều trị 2 căn bệnh da liễu này một cách hiệu quả.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop