Cùng chuyên gia Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch

Cùng chuyên gia Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạchGiãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi, khiến tĩnh mạch bị phình to ra. Bệnh giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của người bệnh

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi, khiến tĩnh mạch bị phình to ra. Bệnh giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của người bệnh

Cùng chuyên gia Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình to ra

Bài viết này, bạn đọc hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch một cách chi tiết nhất!

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình to ra. Bất kì tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn, nhưng các tĩnh mạch ở chân và bàn chân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó là vì dáng đi và đứng thẳng làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở phần thấp của cơ thể.

Với nhiều người, giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch nhện - một biến thể nhẹ thường gặp của giãn tĩnh mạch - chỉ đơn thuần là mối lo ngại về mặt thẩm mỹ nhưng với một số người khác, giãn tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu.

Giãn tĩnh mạch có thể báo hiệu bạn có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tuần hoàn máu. Điều trị giãn tĩnh mạch có thể bao gồm các biện pháp tự chăm sóc hoặc các thủ thuật được bác sĩ thực hiện để đóng lại hoặc cắt bỏ tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch?

Động mạch đem máu từ tim đến các mô còn lại trong cơ thể. Tĩnh mạch mang máu từ các mô cơ thể trở về tim, vì vậy máu có thể được tuần hoàn. Để đưa máu trở lại tim, các tĩnh mạch chi dưới phải làm việc chống lại trọng lực.

Hoạt động co cơ ở chi dưới giống như máy bơm và các thành tĩnh mạch đàn hồi giúp đưa máu về tim. Các van nhỏ trong tĩnh mạch mở ra cho dòng máu chảy tới tim sau đó đóng lại để ngăn máu bị chảy ngược về.

Các nguyên nhân giãn tĩnh mạch có thể bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi bạn già đi, các tĩnh mạch có thể mất sự đàn hồi, làm chúng bị căng ra. Các van tĩnh mạch có thể trở nên yếu đi, làm dòng máu lẽ ra đi đến tim nhưng lại bị chảy ngược lại. Máu ứ ở tĩnh mạch, tĩnh mạch to lên và bị giãn. Các mạch máu hóa xanh bởi vì chúng chứa máu không có oxy trong quá trình tuần hoàn qua phổi.
  • Mang thai: Một số thai phụ bị giãn tĩnh mạch. Việc mang thai làm tăng lượng máu trong cơ thể, nhưng làm giảm dòng máu từ chi dưới về khung chậu. Sự thay đổi trong tuần hoàn này hỗ trợ cho sự phát triển bào thai, nhưng lại phát sinh một số tác dụng phụ đáng tiếc - khiến cho tĩnh mạch chi dưới to ra.

Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện lần đầu tiên hoặc trở nên tệ hơn trong thời kì muộn của quá trình mang thai, khi mà bào thai gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch chi dưới. Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng đóng một vai trò ảnh hưởng tới việc giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch ở phụ nữ có thai nhìn chung sẽ cải thiện mà không cần điều trị từ ba đến mười hai tháng sau sinh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh giãn tĩnh mạch

Các bác sĩ cho biết bệnh giãn tĩnh mạch có thể không gây đau. Các dấu hiệu của bệnh có thể bao gồm:

  • Tĩnh mạch màu tím đậm hoặc xanh dương.
  • Tĩnh mạch bị xoắn và phình ra ở chân, giống như các sợi dây.

Các dấu hiệu và triệu chứng đau khi xuất hiện có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau hoặc nặng chân
  • Chi dưới bị nóng, đau nhói, chuột rút và phù ra
  • Cơn đau tăng lên sau khi ngồi hoặc đứng một thời gian dài
  • Ngứa xung quanh một hoặc nhiều tĩnh mạch
  • Chảy máy từ tĩnh mạch bị giãn
  • Da chỗ tĩnh mạch bị giãn đổi màu đỏ
  • Tĩnh mạch thay đổi màu, trở nên cứng. Viêm da hoặc loét da gần mắt cá chân cho thấy bạn đang mắc phải một dạng nặng của bệnh mạch máu cần chăm sóc y tế.

Tĩnh mạch nhện tương tự như giãn tĩnh mạch nhưng chúng nhỏ hơn. Tĩnh mạch nhện được tìm thấy ở gần bề mặt da và thường có màu đỏ hay xanh dương. Chúng xuất hiện ở chi dưới, nhưng cũng có ở mặt. Tĩnh mạch nhện đa dạng về kích cỡ và thường giống như mạng nhện.

Cùng chuyên gia Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tại Cao đẳng Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH

Điều trị giãn tĩnh mạch không cần phải nằm viện, thời gian phục hồi không quá lâu. Nhờ vào các thủ thuật ít xâm lấn, giãn tĩnh mạch nhìn chung có thể điều trị ngoại trú. Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bạn có thể áp dụng như biện pháp sau:

Tự chăm sóc

Tự chăm sóc như tập thể dục, giảm cân, không mặc đồ quá chật, nâng cao chân, và tránh không đứng hoặc ngồi quá lâu có thể giúp giảm đau và ngăn tĩnh mạch bị giãn nặng hơn.

Đeo vớ ép

Đeo vớ ép cả ngày thường là phương thức điều trị ban đầu trước khi chuyển sang các điều trị khác. Chúng sẽ ép vào chân bạn thường xuyên, giúp cho tĩnh mạch và cơ chân đẩy máu hiệu quả hơn. Số lượng ép tùy thuộc loại và thương hiệu.

Bạn có thể mua vớ ép ở hầu hết các tiệm thuốc và cửa hàng dụng cụ y khoa. Giá cả sẽ khác nhau. Vớ bán theo chỉ định toa cũng có.

Các điều trị khác cho trường hợp giãn tĩnh mạch nặng hơn

Nếu bạn không đáp ứng với các phương pháp tự chăm sóc hoặc với vớ ép, hoặc trường hợp của bạn đang trở nên tệ hơn, bác sĩ có thể đề nghị một trong các điều trị sau:

  • Liệu pháp xơ hóa
  • Liệu pháp xơ hóa bọt các tĩnh mạch lớn
  • Thủ thuật trợ giúp bởi catheter sử dụng tần số vô tuyến hoặc laser
  • Thắt ống tĩnh mạch
  • Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch ngoại trú
  • Phẫu thuật nội soi tĩnh mạch

Các tĩnh mạch giãn trong quá tình mang thai nhìn chung tự cải thiện mà không cần điều trị trong khoảng ba đến mười hai tháng sau sanh.

Hi vọng qua bài viết chi tiết về bệnh giãn tĩnh mạch trên đây mà chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến bạn đọc, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop