Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu thông tin về thuốc bổ sung kẽm Zinc

Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu thông tin về thuốc bổ sung kẽm ZincThuốc Zinc là loại thuốc bổ sung kẽm, một trong những nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sức khỏe của cơ thể. Hàm lượng kẽm khuyến cáo mỗi ngày cho người lớn là 8 – 11mg

Thuốc Zinc là loại thuốc bổ sung kẽm, một trong những nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sức khỏe của cơ thể. Hàm lượng kẽm khuyến cáo mỗi ngày cho người lớn là 8 – 11mg

Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu thông tin về thuốc bổ sung kẽm Zinc

Thuốc Zinc là loại thuốc bổ sung kẽm

Bài viết này các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ thông tin đến bạn đọc về thuốc bổ sung kẽm Zinc và liều lượng dùng thuốc phù hợp!

NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG KẼM LÀ GÌ?

Kẽm là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm làm tăng sinh sản ( phân chia) tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, lúc tuổi nhỏ, trưởng thành, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic

Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu rất cần thiết cho hoạt động bình thường của con người. Nó hoạt động như một yếu tố hỗ trợ enzyme, tham gia vào thành phần của hơn 300 loại enzyme trong cơ thể và bảo vệ màng tế bào khỏi sự ly giải gây ra bởi sự kích hoạt bổ sung và giải phóng độc tố. Đối với những người ăn chay, bị chứng rối loạn tiêu hóa lâu ngày, phụ nữ mang thai và cho con bú, nghiện rượu thường có nồng độ kẽm thấp hơn những người bình thường.

Thiếu kẽm không phải là tình trạng hiếm. Các triệu chứng bao gồm tăng trưởng chậm, nồng độ insulin thấp, chán ăn, khó chịu, rụng tóc, da sần sùi và khô, vết thương chậm lành, cảm giác về mùi vị kém, tiêu chảy và buồn nôn.

Thiếu kẽm vừa phải có liên quan đến rối loạn đường ruột gây cản trở sự hấp thụ thức ăn (hội chứng kém hấp thu), nghiện rượu, suy thận mãn tính và các bệnh suy nhược mãn tính

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THUỐC BỔ SUNG KẼM ZINC

Thuốc Zinc là gì?

Kẽm không được lưu trữ trong cơ thể do đó, chế độ ăn uống giàu kẽm và thuốc bổ sung kẽm là cần thiết. Kẽm có nhiều trong các loại thịt, trai, các loại sò, trứng...

Ngoài bổ sung kẽm bằng thức ăn, bạn cũng có thể bổ sung kẽm bằng thuốc Zinc. Đây là loại thuốc chứa hàm lượng kẽm cao, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Một viên Zinc có chứa 70mg kẽm gluconat, tương đương 10mg kẽm nguyên tố. Dùng 1 viên mỗi ngày sẽ bổ sung đủ lượng kẽm khuyến cáo cho cơ thể.

Thuốc Zinc chứa hàm lượng kẽm cao, đáp ứng nhu cầu kẽm mỗi ngày

Tác dụng của thuốc Zinc

Thuốc Zinc đã được nghiên cứu để sử dụng trong điều trị các triệu chứng bị cảm lạnh thông thường, bệnh chàm, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá hay tổn thương võng mạc do thoái hóa, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh viêm ruột và các rối loạn khác.

Ngoài ra, thuốc Zinc đã được sử dụng để tăng cường chữa lành vết thương. Kẽm cũng có các ứng dụng hiệu quả trong điều trị viêm phổi, tiêu chảy, tăng khả năng sinh sản của nam giới và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của kẽm uống là buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, kích ứng miệng và lở miệng. Kích ứng mũi và cổ họng có thể xảy ra với thuốc xịt kẽm. Đã có báo cáo trường hợp rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và bệnh lý tủy do thuốc Zinc. Sự gia tăng các triệu chứng sinh dục và ung thư tuyến tiền liệt cũng có liên quan đến việc bổ sung kẽm.

Chỉ định dùng thuốc Zinc

Theo các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thuốc Zinc được chỉ định dùng:

  • Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính
  • Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và người lớn.
  • Giúp hỗ trợ biếng ăn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng
  • Những trường hợp dùng thuốc Zinc không hiệu quả

Tuy có nhiều tác dụng kể trên, nhưng thuốc Zinc không hiệu quả hoặc chưa được nghiên cứu để điều trị và giảm nhẹ triệu chứng ở một số trường hợp : Bị đục thủy tinh thể; Hội chứng tiêu chảy do AIDS; Bệnh rụng tóc; Xuất hiện vảy, ngứa da; Xơ nang; Nhiễm HIV/AIDS; Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS; Trẻ sơ sinh kém phát triển; Bệnh viêm ruột; Cúm; Nhiễm trùng tai; Thiếu sắt khi mang thai; Bệnh hồng ban; Rối loạn chức năng tình dục bệnh này xảy ra ở rất nhiều người khi thiếu kẽm; Viêm khớp (viêm khớp dạng thấp); Viêm khớp liên quan đến một tình trạng da cụ thể; Ung thư tuyến tiền liệt; Da đỏ và bị kích thích (bệnh vẩy nến); Nhiễm trùng đường hô hấp trên; Ù tai;

Đặc biệt cần lưu ý Thuốc Zinc không dùng để điều trị viêm khớp hay thiếu sắt

Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu thông tin về thuốc bổ sung kẽm Zinc

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

Liều lượng thuốc Zinc phù hợp

Lượng kẽm cho phép trong chế độ ăn uống được khuyến nghị đã được thiết lập cho các đối tượng như sau:

  • Trẻ em trai và nam từ 14 tuổi trở lên liều lượng dùng là 11 mg/ngày
  • Phụ nữ 19 tuổi trở lên liều lượng dùng là 8 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai từ 14 – 18 tuổi liều lượng dùng là 13 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai 19 tuổi trở lên liều lượng dùng là 11 mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú từ 14 – 18 tuổi liều lượng dùng là 14 mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú 19 tuổi trở lên liều lượng dùng là 12 mg/ngày.

Ngoài ra, các dạng thuốc kẽm khác nhau cũng cung cấp lượng kẽm nguyên tố khác nhau. Ví dụ 220mg kẽm sulfat chứa 50mg kẽm, 10mg kẽm gluconate chứa 1,43mg kẽm.

Các bạn lưu ý việc bổ sung lượng kẽm cần thiết mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop