Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn sơ cứu vết cắt sâu và vết cào xước

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn sơ cứu vết cắt sâu và vết cào xướcMột vết cắt hay vết cào xước không được xử lý nhanh có thể gây nhiễm trùng,..Để tránh tình trạng như vậy hãy làm theo các bước mà Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ dưới đây.

Một vết cắt hay vết cào xước không được xử lý nhanh có thể gây nhiễm trùng,..Để tránh tình trạng như vậy hãy làm theo các bước mà Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ dưới đây.

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn sơ cứu vết cắt sâu và vết cào xước

Hướng dẫn cách sơ cứu vết cắt sâu và cết cào xước

Trong cuộc sống chúng ta không tránh khỏi những vết cắt hay cào xước do sinh hoạt, công việc,...tuy nhiên điều mà bạn cần biết là bản thân nên làm gì nếu trường hợp đó xảy ra nhằm tránh những nguy cơ rủi ro có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Theo đó việc tìm hiểu cách sơ cứu vết cắt sâu và vết cào xước theo hướng dẫn của các y bác sĩ là điều cần thiết để có thể tự xử lý nếu không may điều này xảy ra với bạn hoặc những người xung quanh. Sau đây là chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn các bước thực hiện giúp bạn chăm sóc những vết thương như vậy:

Rửa tay

Việc đầu tiên trước khi muốn sơ cứu vết cắt sâu hay vết cào xước nhẹ chính là rửa tay sạch sẽ và sử dụng găng tay bảo vệ dùng một lần nếu có sẵn. Điều này sẽ góp phần giúp bạn tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng gây hại đến bạn.

Cầm máu vết thương

Đối với những vết cắt hoặc vết cào xước nhỏ thường tự cầm, tuy nhiên nếu không tự cầm được thì bạn nhanh chóng dùng một miếng vải hoặc miếng băng sạch ép vào vết thương và giữ liên tục từ 20 đến 30 phút và nâng cao vết thương nếu có thể. Hạn chế  kiểm tra vết thưởng bởi có thể chúng sẽ gây bật cục máu đông vừa hình thành và tiếp tục chảy máu tiếp.

Rửa vết thương

Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng lưu ý nên rửa vết thương bằng nước sạch và tuyệt đối không dùng xà phòng để rửa vì rất dễ gây kích ứng. Việc rửa sạch vết thương sẽ góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và uốn ván.

Sử dụng kháng sinh

Sau khi rửa sạch vết thương, bạn nên bôi một lớp mỏng kem hoặc mỡ kháng sinh như Polysporin hay Neosporin để giữ ẩm bề mặt, phòng nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình tái tạo tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên nếu xuất hiện dị ứng thì cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn sơ cứu vết cắt sâu và vết cào xước

Đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp năm 2019

Băng vết thương

Ciệc băng vết thương sẽ góp phần giúp giữ vết thương sạch và tránh được các vi khuẩn gây hại. Khi vết thương đã tương đối lành thì có thể bỏ băng để vết thương tiếp xúc với không khí. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo vết thương.

Thay băng

Để vết thương không bị nhiễm trùng ngay cả khi đã băng bó thì bản thân mỗi người cần tựu chủ động thay băng hàng ngày. Nếu bị dị ứng với chất dính được sử dụng trong hầu hết các loại băng thì bạn có thể sự dụng loại băng không có chất dính hoặc gạc vô khuẩn được giữ bởi băng giấy, băng chun lỏng hoặc gạc cuộn được bán sẵn ở các hiệu thuốc.

Khâu vết thương sâu

Trong trường hợp vết thương sâu hơn 6 mm, bở vết thương nham nhở  để lộ mô mỡ và cơ thì cần tiến hành khâu lại. Đối với những vết thương nhỏ thì bạn có thể dùng loại băng dính dạng dải hoặc loại băng bướm và đến gặp bắc sĩ nếu vết thương quá lớn hoặc bạn không thể tự sơ cứu vết cắt sâu. Việc đóng kín vết thương thích hợp trong vài giờ có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi hoàn thành những bước sơ cứu không có nghĩa là đã xong mà bản thân mỗi người cần theo dõi quá trình lành vết thường để tránh dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu vết thương lâu lành hoặc xuất hiện tình trạng đỏ, đau tăng, chảy nhiều dịch, nóng hoặc sưng thì cần đến gặp ngay bác sĩ. Đồng thời việc tiêm phòng uống ván cũng vô cùng cần thiết. Các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên tiêm phòng uốn ván 10 năm/lần. Trong trường hợp vết thương sâu hoặc bẩn thì mũi cuối cùng đã tiêm hơn 5 năm thì bạn nên đi tiêm thêm một mũi sau khi bị thương càng sớm càng tốt.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop