Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh viêm màng não mủ ở trẻ

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh viêm màng não mủ ở trẻViêm màng não mủ ở trẻ nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Viêm màng não mủ ở trẻ nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh viêm màng não mủ ở trẻ

Viêm màng não mủ xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái

Viêm màng não mủ xuất hiện do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm màng não mủ, bệnh thường hay bị vào mùa hè do thời tiết nóng nực tác động hay do biến chứng của các căn bệnh lý khác của trẻ như bệnh tay chân miệng...

Nhưng nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm màng não mủ mà bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khẳng định đó là do vi khuẩn gây nên. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza, não mô cầu và phế cầu. Riêng ở trẻ sơ sinh có thể gặp các vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas.

Bệnh thường xuất hiện sau các bệnh tai mũi họng, bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm mô tế bào, sau các chấn thương như vỡ sọ kín, vỡ sọ hở hoặc mổ sọ và một số bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, trẻ suy dinh dưỡng, cắt lách, van tim nhân tạo….

Bệnh viêm màng não thường xuất hiện ở những trẻ từ 1 đến 3 tuổi với tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái. Bên cạnh đó môi trường bị ô nhiễm, chật chội, sử dụng chung đồ đạc cũng là những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm màng não mủ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ ở trẻ thông thường không có những dấu hiệu điển hình và thường biểu hiện một tình trạng bệnh lý toàn thân nặng, các dấu hiệu bao như: bú kém, cơ thể suy kiệt, tăng sự kích thích, quấy khóc, sốt cao kèm theo co giật, thóp mụ phồng, có biểu hiện sốc, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Còn những trẻ lớn hơn thường có biểu hiện như sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, cổ cứng, trẻ có biểu hiện co giật, sợ ánh sáng, đau đầu liên tục, ý thức suy giảm, chán ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, ho, chảy nước mũi… rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt virut,…

Nếu thấy trẻ có biểu hiện trên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định hoặc cho trẻ uống các loại thuốc lá theo mách bảo hoặc chậm trễ đưa trẻ đến bệnh viện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do điều trị muộn.

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh viêm màng não mủ ở trẻ

Điều trị bệnh viêm màng não cho trẻ bằng cách nào?

Việc điều trị sớm bệnh viêm màng não cho trẻ có yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, bởi căn bệnh này tiến triển rất nhanh, sau 1-2 ngày, nếu không điều trị, trẻ sẽ sốt cao liên tục, nằm li bì, co giật. Khi bệnh trở nặng, thường để lại di chứng rất nặng nề về thần kinh, như: Trẻ bị câm, điếc, liệt tay chân, lác mắt, động kinh, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập và có thể tử vong. Theo bác sĩ chuên khoa đang giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết quá trình điều trị bệnh này gồm có hai phần chính đó là điều trị đặc hiệu và điều trị nâng đỡ.

Điều trị đặc hiệu: là điều trị bằng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều trị này thường tiến hành ngay sau khi chọc dịch não tủy nếu nghi ngờ viêm màng não mủ. Đôi khi tình trạng bệnh nhân chưa cho phép chọc dịch não tủy thì việc điều trị bằng kháng sinh vẫn có thể tiến hành. Kháng sinh ban đầu khi chưa có xét nghiệm kháng sinh đồ thường được chọn dựa vào tần suất gây bệnh của các loại vi khuẩn, khả năng thấm qua hàng rào mạch máu – não, ít gây các tác dụng không mong muốn (hay tác dụng phụ).

Kháng sinh ban đầu cho trẻ lớn thường chọn là một cephalosporin thế hệ thứ ba như Cefotaxime (Claforan) với liều từ 200–300 mg/Kg/ngày tiêm vào tĩnh mạch chia 3 đến 4 lần, hay một ceftriaxon (như Rocephine, Megion) liều 100–150 mg/Kg/ngày tiêm vào tĩnh mạch chia hai lần. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bao giờ được dùng cephalosporin thế hệ thứ ba đơn độc mà thường kết hợp thêm ampicillin và/hoặc gentamycin. Điều trị thường kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần tùy theo loại vi khuẩn.

Điều trị nâng đỡ (hay còn gọi điều trị hỗ trợ), cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới thành công của việc điều trị. Điều trị này bao gồm bảo đảm thông khí và cung cấp đủ ô xy cũng như thải khí carbonic, hạ sốt, chống phù não, kiểm soát co giật, cân bằng nước-điện giải, phát hiện hội chứng tăng tiết ADH bất thường, đảm bảo dinh dưỡng, chống vảy mục, vật lý trị liệu…

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop