Hướng dẫn người Đái tháo đường hạn chế biến chứng tụt đường huyết tại nhà

Hướng dẫn người Đái tháo đường hạn chế biến chứng tụt đường huyết tại nhàTụt đường huyết quá mức chính là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh Đái tháo đường, vậy bệnh nhân cần làm gì để hạn chế biến chứng này?

Tụt đường huyết quá mức chính là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh Đái tháo đường, vậy bệnh nhân cần làm gì để hạn chế biến chứng này?

Hướng dẫn người Đái tháo đường hạn chế biến chứng tụt đường huyết tại nhà

Tụt đường huyết là 1 trong những biến chứng của đái tháo đường

Hạ đường huyết quá mức nguy hiểm như thế nào đối với bệnh tiểu đường?

Bệnh Đái tháo đường là căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm và phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại, bệnh đặc trưng bởi tình trạng mức đường huyết trong máu tăng cao. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở rất nhiều các cơ quan trong cơ thể như biến chứng ở mắt, tim thận,…Ngoài ra, nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dễ dẫn đến hôn mê do tăng đường huyết quá mức hoặc do hạ đường huyết quá mức.

Hạ đường huyết quá mức gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, một số biến chứng điển hình có thể thấy như: Động Kinh, Mất ý thức, Tử vong,…nguyên nhân được Bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lý giải chính là do khi lượng đường trong máu xuống thấp sẽ khiến các tế bào não không đủ lượng đường để hoạt động, khiến các tế bào não bị chết. Bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết quá mức thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Dấu hiệu cảnh báo sớm hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường thường trải qua ba giai đoạn bao gồm: Dấu hiệu cảnh báo sớm, dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm, dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng. Các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể thấy xuất hiện các biểu hiện như: Chân tay run lẩy bẩy, Chóng mặt, Đổ mồ hôi, Đói, Khó chịu hoặc khí chất buồn rầu, Lo lắng hoặc căng thẳng,…
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cũng có thể xuất hiện hạ đường huyết vào ban đêm, bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện sau đây: Quần áo ẩm ướt do mồ hôi, xuất hiện cơn ác mộng, mệt mỏi khó chịu,…
  • Đối với những bệnh nhân bị hạ đường huyết nghiêm trọng bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện sau: bệnh nhân vụng về hoặc lẫn lộn, yếu cơ, bệnh nhân nói khó hay nói lắp bắp Co giật hoặc động kinh, Bất tỉnh,…

Nếu bạn thấy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có những biểu hiện này hãy nhanh chóng kiểm tra mức đường huyết và cho bệnh nhân ăn hoặc uống một cốc nước đường nếu như bệnh nhân còn tỉnh. Đối với trường hợp bệnh nhân hôn mê hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra đối với người bệnh.

Hướng dẫn người Đái tháo đường hạn chế biến chứng tụt đường huyết tại nhà

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách hạ đường huyết tại nhà

Hạn chế biến chứng hạ đường huyết bằng cách nào?

Để hạn chế chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát tốt mức đường huyết không để đường huyết lên quá cao hoặc quá thấp chính là điều vô cùng quan trọng. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng những biện pháp mà Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn liệt kê dưới đây để kiểm soát mức đường huyết của mình:

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, trong chế độ ăn của người bệnh cần chú ý nên chia nhỏ các bữa ăn, tốt nhất bệnh nhân nên chia thành 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ. Nên duy trì ăn đều đặn giữa các bữa, bệnh nhân tuyệt đối không được bỏ ăn ngay cả khi bệnh nặng hoặc không muốn ăn. Bệnh nhân chỉ nên hạn chế tinh bột chứ không nên bỏ hẳn chúng trong khẩu phần ăn và nên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Một chế độ luyện tập hợp lý giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe cũng như kiểm soát đường huyết một cách tốt hơn. Tùy từng thể trạng của người bệnh mà bệnh nhân hoạt động thể lực sao cho phù hợp. Tốt nhất nên hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày và thực hiện tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị và khám định kỳ chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường để được bác sĩ tư vấn và có sự điều chỉnh cần thiết về chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, cũng như phát hiện sớm các biến chứng có thể gặp phải.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop