Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ một số thực phảm giàu sắt giúp bổ máu

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ một số thực phảm giàu sắt giúp bổ máuMáu là một tổ chức quan trọng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ qua và tổ chức trong cơ thể. Nếu máu thiếu dinh dưỡng, chúng ta có thể cải thiện bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng.

Máu là một tổ chức quan trọng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ qua và tổ chức trong cơ thể. Nếu máu thiếu dinh dưỡng, chúng ta có thể cải thiện bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ một số thực phảm giàu sắt giúp bổ máu

Những thực phầm giàu sắt giúp bổ máu

Thành phần của máu

Máu gồm các thành phần như huyết tương, huyết cầu và nước tạo thành. Huyết tương giúp máu thực thiện ba chức năng miễn dịch, vận chuyển và nuôi dưỡng. Huyết cầu có thành phần gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, trong đó hồng cầu chiếm số lượng cao nhất. Ba loại tế bào này đều có nguồn gốc tủy xương. Thành phần chủ yếu là hemoglobin= sắt+protein, do đó máu của chúng ta có màu đỏ.

Làm sao để nhận biết bạn bị thiếu máu?

Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Khi bị thiếu máu, bạn có thể gặp các dấu hiệu như chóng mặt, yếu các cơ, hồi hộp, thở ngắn, sắc mặt trắng nhạt kèm theo các biểu hiện: xuất huyết dưới da, bầm tím, cháy máu cam, chảy máu chân răng, phụ nữ ra kinh quá kinh, sốt.

Bệnh thiếu máu gồm những loại nào?

Bệnh thiếu máu có thể chia thành 2 loại theo nguyên nhân như thiếu máu do dinh dưỡng có thể do không hấp thu đủ chất dinh dưỡng gây nên thiếu máu. Thể bệnh này gồm thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu hồng cầu to. Bên cạnh đó, thiếu máu do rối loạn chức phận tạo máu là do rối loạn tổ chức tạo máu của tủy xương.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ một số thực phảm giàu sắt giúp bổ máu

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân thiếu máu.

Khi bị thiếu máu, các chuyên gia dinh dưỡng Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khyên chúng ta nên thực hiện các chế độ dinh dưỡng đầy đủ bao gồm:

Cung cấp những thực phẩm giàu đạm: protein là một thành phần cấu tạo nên hemoglobin, do đó chúng ta cần phải cung cấp hằng ngày từ thức ăn. Nguồn cung cấp đạm tốt nhất là gan động vật, thịt nạc, trứng, sữa và sác sản phẩm từ đậu.

Cung cấp những thực phẩm giàu sắt: do sắt là một thành phần cấu tạo hemoglobin. Ngoài số lượng, còn phải chú ý chủng loại. Nguồn sắt từ động vật dể hấp thu hơn sắt từ thực vật. Không những vậy, chúng ta cần phải tăng cung cấp vitamin C vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt. Khi cần thiết, chúng ta có thể cho dùng kèm sắt với viên vitamin C. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần cung cấp vitamin B12 bằng cách bổ sung nội tạng động vật, thịt nạc, đậu xị, đậu tương. Ngoài ta, acid folic cũng không kém phần quan trọng, chúng ta có thể cung cấp acid folic từ rau lá xanh.

Quy tắc phối hợp bữa ăn cho bệnh nhân thiếu máu

+ Chúng ta nên phối hợp giữa các thực phẩm “chay” và “mặn” với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bữa ăn hàng ngày có món chay và có món mặn, làm cho thức ăn động vật và thức ăn thực vật bổ sung dinh dưỡng lẫn nhau.

+ Chúng ta nên ăn nhiều rau cải và trái cây tươi, có chứa nhiều vitamin C, trái cây tốt nhất dùng sau bữa ăn, có ích cho việc hấp thu sắt.

+ Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa, cố gắng đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng, đối với người bệnh chán ăn càng nên như vậy.

Nhìn chung, thiếu máu là căn bệnh phổ biến, dể xảy ra ở hầu hết mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do vậy, mọi người chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phòng tránh thiếu máu.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop