Hướng dẫn 3 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

Hướng dẫn 3 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virusBác sĩ giảng viên điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn hướng dẫn 3 bước lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân sốt virut.

Bác sĩ giảng viên điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn hướng dẫn 3 bước lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân sốt virut.

Hướng dẫn 3 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

Dấu hiệu của bệnh sốt virut là gì?

Ho: Ho là biểu hiện đầu tiên khi người bệnh bắt đầu bị nhiễm virus

Hắt hơi, sổ mũi: Kèm theo ho một số người bệnh có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi nhiều

Sốt cao: Đây là biểu hiện phổ biến khi người bệnh bị sốt do virus, thường từ 38 – 39 độ C, thậm chí 40 – 41 độ C. Khi hạ sốt, người bệnh lại tỉnh táo, khi bắt đầu sốt trở lại toàn thân ớn lạnh, gai người. Trong cơn sốt, người bệnh thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol…Các cơn sốt thường quay trở lại nhanh chóng sau 3 – 4 giờ. Khi các cơn sốt thưa dần là bệnh bắt đầu thuyên giảm.

Đau đầu: Người lớn cảm thấy đau đầu rõ rệt. Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã vì trẻ chưa hiểu được cảm giác ấy

Đau mình mẩy: Toàn thân đau nhức vì vậy trẻ nhỏ có thể sẽ quấy khóc.

Viêm đường hô hấp: Trong và sau khi sốt bệnh nhân sẽ ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… đây là các biểu hiện của viêm đường hô hấp

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Hiện tượng này cũng sẽ qua nhanh có thể từ 1 đến 2 ngày. Nếu quá khó chịu bệnh nhân có thể uống men tiêu hóa để lặp lại vi sinh vật đường ruột do uống kháng sinh.

Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, người bệnh sẽ khỏe trở lại.

Hướng dẫn 3 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn cách chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân sốt virus

– Cho bệnh nhân uống thuốc paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ một lần để hạ sốt.

– Vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Nếu ho nhiều phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

– Uống thêm sữa, nước cam, hoa quả, vitamin C để nâng cao sức đề kháng đẩy lùi cơn sốt.

– Chịu khó ăn uống ngay sau khi hạ sốt để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Nên hạn chế cho bé tiếp xúc với người lớn bị sốt.

Khi bé bị sốt, nếu đang đi học, cần cho bé nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho bé khác.

Hạn chế dùng điều hòa nhiệt, nên mở cửa thông thoáng

Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh do virus ngày càng tăng, hay xuất hiện khi thời tiết đổi mùa. Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa, chờ thời cơ để gây bệnh. Sốt virus chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Sốt virus là bệnh thường gặp vào mùa hè, đây là bệnh không nguy hiểm tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tham khám vì sốt virus thường dẫn tới bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm.

Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn 3 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop