Một số lưu ý về bệnh viêm tai giữa từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Một số lưu ý về bệnh viêm tai giữa từ Bác sĩ Trường Dược Sài GònViêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, bệnh lý này thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa thu. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc điều trị.

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, bệnh lý này thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa thu. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc điều trị.

Một số lưu ý về bệnh viêm tai giữa từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

bệnh viêm tai giữa

BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa. Bệnh thường xuất hiện do nhiễm trùng hoặc do vi khuẩn xâm nhập vào khoang chứa khí phía sau màng nhĩ. Trong hầu hết các trường hợp, viêm tai giữa chỉ ảnh hưởng đến một bên tai.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, mặc dù mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm tai giữa, nhưng bệnh thường có xu hướng phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Các loại viêm tai giữa:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng phổ biến nhất. Đặc trưng của nó là gây đau đớn, sốt và hạn chế thính giác. Bệnh có thể xuất hiện và kéo dài trong một vài ngày đến một vài tuần.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Đây là trường hợp viêm tai giữa cấp tính kéo dài hoặc lập đi lập lại. Điều này có thể dẫn đến phản phản ứng viêm và tích tụ chất lỏng gây rách hoặc thủng ở màng nhĩ. Viêm tai giữa mạn tính có thể dẫn đến khiếm thính.
  • Viêm tai giữa tràn dịch: Đây là tình trạng viêm tai giữa cấp tính đã thuyên giảm mà các chất dịch không nhiễm trùng có thể tiếp tục tích tụ trong tai dẫn đến cảm giác đầy tai và mất thính giác. Viêm tai giữa tràn dịch có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tai giữa có thể là do vi khuẩn hoặc virus thường xuất hiện sau các tình trạng khác (cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng) gây tắc nghẽn hoặc sưng ống Eustachian nối cổ họng và tai giữa. Khi ống Eustachian bị tắc nghẽn, chất nhầy và vi trùng có thể đi từ cổ họng vào tai giữa và gây viêm.

Trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn, một phần vì ống Eustachian ở trẻ hẹp và nhỏ hơn. Bên cạnh đó hệ thống miễn dịch của trẻ cũng chưa được hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn tấn công và hình thành bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Viêm tai giữa thường bộc phát rất nhanh. Các dấu hiệu phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Đau tai
  • Khó chịu, hay quấy khóc
  • Sốt
  • Không phản ứng với âm thanh hoặc mất một phần thính giác
  • Có chất lỏng, dịch vàng chảy ra từ ống tai
  • Buồn nôn, nôn hoặc có cảm giác chóng mặt
  • Trẻ thường xuyên chạm, kéo, gãi,…tai

Các triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn:

  • Đau tai
  • Nghe kém
  • Có chất lỏng chảy ra từ tai (bao gồm máu, mủ hoặc dịch màu vàng)

Một số lưu ý về bệnh viêm tai giữa từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, trong một số trường hợp, viêm tai giữa không cần điều trị. Các triệu chứng có thể biến mất trong một vài ngày hoặc tối đa là hai tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng kéo dài, bác sĩ có thể cân nhắc có biện pháp điều trị khác.

Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen và Acetaminophen có thể được chỉ định cho người viêm tai giữa trên 16 tuổi. Nếu cần sử dụng thuốc cho trẻ em vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

Đối với các trường hợp các cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng một miếng gạc ấm áp vào tai để giảm đau.

Sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được kê khi:

  • Nhiễm trùng tai nặng
  • Trẻ em trên 2 tuổi bị nhiễm trùng tai kèm theo sốt nhẹ và có dấu hiệu đau không thể kiểm soát
  • Trẻ bị viêm tai giữa có nguy cơ biến chứng

Nếu người bệnh nằm ngoài các trường hợp này, bác sĩ có thể có chờ một vài ngày trước khi tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh. Ở người lớn, thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc khi nhiễm trùng không tự biến mất một cách tự nhiên. Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

Đặt ống tai

Điều này sẽ được cân nhắc nếu người bệnh bị viêm tai dai dẳng trong 6 tháng hoặc 1 năm.0 Để thực hiện đặt ống tai, màng nhĩ của người bệnh sẽ được tạo một lỗ nhỏ. Thông qua đó, chất dịch sẽ được rút ra ngoài thông qua một ống nhỏ. Ống tai này sẽ tự rơi ra sau một vài tháng. Tuy nhiên, cũng có một số ống tai được thiết kế để sử dụng lâu hơn, tùy vào từng hợp và nhu cầu sử dụng của người bệnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop