Một số lưu ý về tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng

Một số lưu ý về tình trạng tiêu chảy nhiễm trùngTiêu chảy nhiễm trùng là bệnh khá phổ biến với triệu chứng điển hình là những cơn tiêu chảy cấp tính kéo dài trong vài ngày, cần sớm điều trị bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm

Tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh khá phổ biến với triệu chứng điển hình là những cơn tiêu chảy cấp tính kéo dài trong vài ngày, cần sớm điều trị bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm

Một số lưu ý về tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng

Tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết tiêu chảy nhiễm trùng hay còn được gọi là tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột, là một bệnh phổ biến do các tác nhân vi sinh gây ra, triệu chứng điển hình là những cơn tiêu chảy cấp tính dạng phân nước hoặc nhầy, kéo dài liên tục trong vài ngày.

Phân loại bệnh tiêu chảy nhiễm trùng dựa trên tác nhân gây bệnh: Tiêu chảy do virus, tiêu chảy do vi khuẩn, tiêu chảy do ký sinh trùng.

Các loại vi sinh có thể là tác nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng bao gồm nấm men, virus, ký sinh trùng, vi khuẩn dạng campylobacter, Escherichia coli (E. coli), Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu.... Bệnh lây lan chủ yếu qua đường ăn uống, khi tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh.

Nguyên nhân gây dẫn tới tiêu chảy nhiễm trùng

Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột phổ biến nhất là do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng, hoặc do hệ miễn dịch của người bệnh yếu nên vi khuẩn dễ tấn công. Các nguyên nhân khác như tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện sinh hoạt kém cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy nhiễm trùng:

Các mầm bệnh: mầm bệnh đi từ bên ngoài đi vào cơ thể gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa, trở nên viêm nhiễm và đau.

Nguồn nước bị ô nhiễm: Việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy mọi người nên uống nước đã đun sôi hoặc đã được tiệt trùng.

Vệ sinh kém: cũng có thể là nguyên nhân gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Cần chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Triệu chứng thường gặp khi mắc tiêu chảy nhiễm trùng

Đau bụng: Khi mức độ nhiễm trùng đường ruột trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường cảm thấy đau quặn ở khắp vùng bụng. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Tiêu chảy: là biểu hiện thường gặp của bệnh, xảy ra khi mầm bệnh di chuyển ra xa hơn trong đường tiêu hóa. Người bệnh có thể bị tiêu chảy cấp tính kéo dài, có thể đi đại tiện 20-50 lần/ngày, cảm giác mót khó chịu. Phân nước lỏng hoặc nhầy, có màu đục như nước vo gạo hoặc màu trong, mùi hôi tanh.

Co thắt: trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây các cơn co thắt ở bụng, mỗi cơn kéo dài 3 đến 4 phút một lần và có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó chịu cho người bệnh.

Nôn và buồn nôn: người bệnh ăn không ngon kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ói khác thường. Tình trạng nôn và tiêu chảy xảy ra cùng lúc khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, cơ thể gầy gò, hốc hác và thân nhiệt thấp.

Chán ăn: Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, miệng đắng, chán ăn.

Thiếu nước trầm trọng: do bị nôn và đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày khiến cơ thể người bệnh bị mất nước cũng như chất điện giải. Khi cơ thể bị thiếu nước người bệnh sẽ có những biểu hiện bên ngoài như cổ họng khô rát và khát nước, môi khô, da đàn hồi không bình thường, do thiếu nước khiến mắt bị trũng xuống.

Nhiễm siêu vi đường hô hấp: trường hợp mầm bệnh là vi rút gây tiêu chảy nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các bộ phận khác của cơ thể. Khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra, người bệnh có thể bị nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho.

Một số lưu ý về tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng

Những phương pháp để điều trị tiêu chảy nhiễm trùng

Theo các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, biện pháp điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng hiện đang là mối quan tâm của nhiều người, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang sinh sống tại khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay có thể tham khảo:

Trường hợp nhẹ: Các trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng nhẹ thường có thể tự cầm tiêu chảy sau một vài ngày, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bù lượng nước đã mất bằng cách uống thật nhiều nước có chứa chất điện giải như nước biển khô, dung dịch muối đường. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh không nên dùng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể giữ các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể lâu hơn.

Trường hợp nặng: Nếu tiêu chảy nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng với các biểu hiện như: nôn ói, không thể ăn uống, tiêu chảy phân nước nhiều, phân nhầy có máu, sốt cao, mệt mỏi, người bệnh nên cân nhắc nhập viện để có biện pháp điều trị kịp thời như: bù nước và điện giải thông qua truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ..

Nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách sẽ cảm thấy khỏe hơn trong vài ngày đến một tuần, hoặc có thể mất vài tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và trẻ em là những trường hợp gia đình cần theo dõi sát xao và cần đưa trẻ nhập viện ngay khi có biểu hiện bất thường.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop