Một số tác dụng hữu ích của dược liệu bình vôi

Một số tác dụng hữu ích của dược liệu bình vôiDược liệu bình vôi được liệt vào danh sách dược liệu thiên nhiên có tác dụng an thần. Bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn vai trò của dược bình vôi.

Dược liệu bình vôi được liệt vào danh sách dược liệu thiên nhiên có tác dụng an thần. Bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn vai trò của dược bình vôi.

Một số tác dụng hữu ích của dược liệu bình vôi

Công dụng của dược liệu bình vôi đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, dược liệu bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng được phát hiện và sử dụng để điều chế thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Bình vôi có tác dụng an thần: Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Anh vào năm 2006 cho thấy, dược liệu bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra trong củ bình vôi có chứa lượng lớn L – tetrahydropalmatin, đây là một loại hoạt chất kích thích an thần rất cần thiết trong y học. Ngoài ra, thành phần L – tetrahydropalmatin còn có tác dụng duy trì giấc ngủ, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần,…

Bình vôi giúp ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa: Bình vôi giúp khắc phục và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc do ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, dược liệu bình vôi có hàm lượng dược tính khá cao, cho nên các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân không nên lạm dụng chúng. Trong dân gian thường dùng cây bình vôi dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc lấy nước và sử dụng với liều lượng nhỏ để ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa. Tùy từng trường hợp, người lớn có thể sử dụng với liều lượng 3 – 6g, trẻ em thì nên sử dụng khoảng 0,02 – 0,03g, tùy vào giai đoạn và lứa tuổi.

Bình vôi giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút: Nhiều bằng chứng cho thấy, thành phần L-tetrahydropalmatin trong củ bình vôi còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Cách sử dụng như sau: Rửa sạch củ bình vôi, sau đó đem đi cào sạch vỏ bên ngoài, thái mỏng, sấy khô và nghiền thành bột. Bột củ bình vôi được bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ khoảng 3 – 6g bột để hãm với nước sôi và uống hết trong ngày.

Bình vôi giúp cải thiện chứng mất ngủ: Thành phần cepharanthin trong dược liệu bình vôi còn có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn và kích thích sản sinh một số kháng thể có lợi cho người bị mất ngủ. Sử dụng bình vôi để cải thiện chứng mất ngủ, mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 10 – 15ml rượu ngâm bình vôi 10% hoặc 3 – 6g bột củ bình vôi để uống mỗi ngày. Không những vậy, chúng ta có thể tham khảo bài thuốc gồm các nguyên liệu long nhãn, hạt sen, nhân hạt táo chua mỗi vị 15g, 12g lá vông, 8g củ bình vôi để đem đi sắc nước uống mỗi ngày. Bài thuốc này được dùng trong ngày và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Một số tác dụng hữu ích của dược liệu bình vôi

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu bình vôi

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý ngoài các công dụng hữu ích trong củ bình vôi có chứa hoạt chất ancaloit A (roemerin) – thành phần này có tác dụng gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim. Nếu bệnh nhân sử dụng dược liệu bình vôi ở liều lượng lớn, các ancaloit A có khả năng phát tác độc tính và gây ra hiện tượng co giật. Trong dược liệu bình vôi cũng có một số ít độc tố tồn tại, vì vậy không nên tự ý sử dụng chúng khi chưa được bác sĩ chỉ định. Liều lượng sử dụng dược liệu bình vôi cụ thể như sau:

Người lớn: Ngày 2-3 lần x 1 viên, viên chứa Rotudin 0,03g.

Trẻ em 13 tháng trở lên: 2mg/kg/ngày chia 2-3 lần.

Thuốc tiêm rotundin mỗi lần 1 ống 2ml (60mg) Rotudin, 1-2 lần trên ngày

Ngày nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nêu rõ tác dụng phụ của cây bình vôi. Để tìm hiểu rõ hơn tác dụng phụ đó, bạn nên tham khảo thông tin trực tiếp từ thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop