Những biện pháp cải thiện tình trạng mẩn ngứa do dị ứng thời tiết?

Những biện pháp cải thiện tình trạng mẩn ngứa do dị ứng thời tiết?Khi các vấn đề về thời tiết hay nhiệt độ đột ngột thay đổi có không ít người gặp phải tình trạng mẩn ngứa dị ứng thời tiết. Những mẩn ngứa này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu

Khi các vấn đề về thời tiết hay nhiệt độ đột ngột thay đổi có không ít người gặp phải tình trạng mẩn ngứa dị ứng thời tiết. Những mẩn ngứa này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu

Những biện pháp cải thiện tình trạng mẩn ngứa do dị ứng thời tiết?

Mẩn ngứa do dị ứng thời tiết

Bệnh ngứa dị ứng thời tiết là sự phản ứng của hệ miễn dịch trước các tác động từ bên ngoài môi trường, cụ thể là thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em và những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng nổi mẩn đỏ dễ xảy ra nhất mỗi khi thời tiết trở lạnh do nhiệt độ làm giãn mạch, khiến cho chất huyết tương trong máu tràn qua các thành mạch rồi xâm nhập vào các mô. Lúc này cơ thể bị dị ứng sẽ tự động sản sinh ra chất histamin gây ngứa nên dị ứng da thời tiết thường đi kèm nổi mẩn và ngứa.

Thêm vào đó, khi độ ẩm thấp, lỗ chân lông cũng se khít lại khiến da giảm tiết mồ hôi cùng chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước nên da khô hơn. Bên cạnh đó, các protein trong cơ thể cũng bị biến nên cơ thể phản ứng lại bằng cách nổi mẩn ngứa dị ứng thời tiết.

Các dạng mẩn ngứa do dị ứng thời tiết

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh dị ứng da thời tiết thường tồn tại dưới 2 dạng cơ bản:

  • Nổi mẩn dị ứng thời tiết hàn: Đây là dạng lạnh nổi mẩn đỏ do cơ thể phản ứng với nhiệt độ thấp từ môi trường bên ngoài mà chủ yếu là các yếu tố như không khí lạnh, mưa, nước lạnh, tuyết,… Nó liên quan đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) chỉ cần cơ thể cảm nhận được sự thay đổi về nhiệt độ này sẽ tiết ra các histamine để chiến đấu lại từ đó khiến cơ thể nóng lên, nổi mẩn, có thể ngứa hoặc không, đôi khi còn bị sưng tấy trên da. Phần lớn những trường hợp mẩn ngứa dị ứng thời tiết lạnh thường khởi phát ở mặt, cổ, tay, chân… Ngoài hiện tượng nổi mẩn, ngứa, một số người còn bị phù nề, sưng ở vùng môi và mí mắt. Khi vùng da này được làm ấm trở lại các dấu hiệu mẩn ngứa sẽ giảm bớt. Trong giai đoạn phát dị ứng, phát ban, người bệnh có thể thở nhanh hơn bình thường.
  • Nổi mẩn dị ứng thời tiết nhiệt: Trái với nổi mẩn ngứa do hàn, mẩn ngứa do nhiệt là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (trên 30 độ C). Khi ấy, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng cholin – phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với nhiệt độ cao hoặc với mồ hôi của chính cơ thể khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên. Thành phần chollinergic sẽ được được giải phóng ở cuối đoạn thần kinh và thúc đẩy xảy ra phản ứng cholin. Mặt khác, nếu tuyến mồ hôi của người bệnh bị tắc do vi khuẩn, bụi bẩn, cộng với tình trạng mẫn cảm cũng thúc đẩy hiện tượng mẩn đỏ do nhiệt dễ xảy ra. Bệnh ngứa dị ứng thời tiết do nhiệt thường xuất hiện khi cơ thể nóng lên do các hoạt động như chơi thể thao ngoài trời nóng, tắm nắng, tắm nước nóng, nhiệt độ thời tiết bỗng nhiên tăng lên… Lúc này biểu hiện của bệnh đặc trưng sẽ là ngứa ngáy trên da, nổi mề đay, mẩn đỏ, đôi khi cảm thấy bỏng rát… Hiện tượng này thường giảm dần và biến mất khi da được làm mát. Tùy theo cơ địa bệnh nhân mà các dấu hiệu mẩn ngứa dị ứng thời tiết nhiệt có thể chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định rồi biến mất hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Người bệnh không nên xem thường các biểu hiện của bệnh nổi mẩn ngứa dị ứng thời tiết. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ với các biểu hiện đơn thuần như ngứa da, nổi mẩn, phù da… chỉ trong khoảng vài giờ rồi biến mất thì không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh tái phát với tần suất thường xuyên, kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm đồng thời kèm theo tiêu chảy, tụt huyết áp, khó thở, suy hô hấp… thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu, có biện pháp trị ngứa dị ứng thời tiết kịp thời để tránh nguy cơ tử vong.

Tìm hiểu về mẩn ngứa do dị ứng thời tiết từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Phương pháp điều trị mẩn ngứa do dị ứng thời tiết

Theo lưu ý từ các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, ngay khi có những dấu hiệu mẩn ngứa dị ứng dù là thể nhiệt hay hàn người bệnh cũng nên thực hiện một số thao tác căn bản để cân bằng lại tình trạng này:

  • Tránh xa môi trường có nhiệt độ cao, nắng nóng (với những người dị ứng thời tiết hàn) và môi trường có nhiệt độ thấp, gió, mưa, nước lạnh (với những người dị ứng thời tiết nhiệt). Hãy để cơ thể trong môi trường có nền nhiệt cân bằng.
  • Tùy thể dạng dị ứng mà dùng khăn mát hoặc khăn ấm lau lên vùng da bị kích ứng để giảm bớt triệu chứng mẩn ngứa.
  • Tránh cào gãi hay chà xát mạnh làm trầy xước da dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm da, bệnh càng thêm tồi tệ.
  • Không tự ý mua thuốc tây chữa ngứa dị ứng thời tiết về tự điều trị mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tham vấn ý kiến về cách chữa trị phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin về tình trạng mẩn ngứa do dị ứng thời tiết, được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop