Thiếu canxi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy việc nhận biết các dấu hiệu nay rất cần thiết, giúp bố mẹ có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp.
Canxi có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định độ cứng cáp, phát triển chiều cao,… của trẻ nhưng nếu không nắm được những dấu hiệu và cách bổ sung canxi cho trẻ thì con có thể bị thiếu canxi mà mẹ không biết. Đặc biệt, trong thời gian đầu đời, trẻ cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng - đặc biệt là canxi - cho quá trình phát triển xương, khớp và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Nếu lượng canxi trẻ được cung cấp hoặc hấp thu không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi.
Thiếu canxi trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn và đặc biệt rất khó cao. Nhưng làm thế nào để nhận ra con mình đang thiếu canxi? Dưới đây là những dấu hiệu được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp.
Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Bởi canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não, tham gia vào việc phóng thích chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.
Do đó, khi trẻ em bị thiếu canxi, sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sự truyền tín hiệu xung thần kinh của hệ thần kinh trung ương, vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ luôn trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình tỉnh giấc, ngủ mơ màng, bất an, quấy khóc đêm.
Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm
Trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện đổ mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh vào ban đêm, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy. Nguyên nhân đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… là những đối tượng rất dễ bị thiếu hụt canxi nhất.
Trẻ hay bị nhức mỏi, đau chân
Nếu thấy trẻ thường có biểu hiện nhức mỏi, đau chân tay, bố mẹ cần lưu ý bởi đây cũng có thể là dấu hiệu con đang bị thiếu canxi. Canxi là thành phần chính của xương và răng, nếu thiếu canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, xương không nâng đỡ cơ thể tốt sẽ khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương đặc biệt là ở chân và tay trong lúc di chuyển hay phải mang vác một vật gì đó.
Răng mọc chậm, sâu răng
Đa phần thiếu hụt canxi rất dễ gây ra hiện tượng răng mọc chậm, răng mọc lệch, răng mọc không thẳng hàng, lộn xộn, răng nhỏ, răng lỏng lẻo, dễ rụng hay dù bố mẹ rất giữ gìn qua chế độ ăn uống cho con mà răng vẫn bị sâu nhiều.
Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương khớp
Đa phần tình trạng thiếu canxi ở trẻ nhỏ điều có biểu hiện ở khu vực chân. Hiện tượng dễ nhận thấy nhất là chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Tình trạng này khiến bé biết bò, đứng, đi muốn hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Hay bị giật mình và khóc đêm
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, thiếu hụt canxi có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh làm thư giãn não, khiến cho giấc ngủ sâu bị ức chế, và làm trẻ hay giật mình.
Ngoài ra, thiếu canxi cũng làm chậm các quá trình trao đổi chất, khiến trẻ chậm lớn, thấp còi. Sức khỏe không đảm bảo cùng với sự trằn trọc khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ bị mệt mỏi, càng làm cho giấc ngủ chập chờn và quấy khóc nhiều hơn.
Trẻ biếng ăn, chán ăn
Thiếu hụt canxi cũng có thể khiến trẻ biếng ăn, chán ăn bởi khi nguyên tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến tình trạng ăn uống không ngon miệng. Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ.