Ngoài việc điều trị bệnh tay chân miệng bằng các loại thuốc thì cha mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh hơn.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần có chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh rất nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tử vong và để lại nhưng di chứng nặng nề. Hiện nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, vậy nên cha mẹ cần phải biết cách nuôi con khỏe mạnh từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Những thực phẩm trẻ bị tay chân miệng không nên ăn?
Nếu con trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trong trường hợp nhẹ cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà, tuy nhiên các giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên cha mẹ cần phải hết sức lưu ý không cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, đồ ăn chưa chín hay không đảm bảo vệ sinh, trẻ bị tay chân miệng thường bị lở loét miệng nên cha mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, chua sẽ làm trẻ bị đau, khiến trẻ bỏ ăn và làm giảm dần sức đề kháng của trẻ.
Khi trẻ mắc bệnh cha mẹ cần phải tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh, biết cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, khi bé có những dấu hiệu khác thường hãy đưa bé đi đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Những thực phẩm trẻ bị tay chân miệng được khuyên dùng?
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng rất lười ăn do những vết lở loét trong miệng, tuy nhiên lúc này trẻ cần phải được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Cha mẹ hãy cho trẻ ăn những loại đồ ăn mà trẻ thích, làm món ăn trở lên loãng để trẻ dễ ăn hơn như: Cháo, súp gà, súp lươn, miến... cho trẻ ăn sữa chua và sử dụng nhiều loại nước ép hoa quả như nước ép cam, dâu tây, ổi, đu đủ... để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng khác giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn, tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh hơn.
Bổ sung thức ăn giàu protein cho trẻ như trứng, sữa, và các sản phẩm khác từ sữa bởi đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu, nhất là với trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Với những trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều lần hơn trong ngày, bởi lúc bệnh thì trẻ thường bú không được như bình thường.
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nhắc nhở tuyệt đối không được ép trẻ ăn, sẽ làm trẻ khóc và mệt mỏi hơn, khi trẻ đã không muốn ăn mẹ có thể cho trẻ uống một cốc sữa mát hay một cốc nước ép trái cây. Khi bệnh đã thuyên giảm thì nên cho trẻ ăn uống theo chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, tuyệt đối không kiêng khem gì cả.
Đề phòng bệnh tay chân miệng bằng cách nào?
Việc giúp trẻ phòng tránh được bệnh tay chân miệng ra rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn bệnh có nguy cơ phát tán thành dịch như hiện nay. Cha mẹ cần phải giáo dục con trẻ thói quen sinh hoạt tốt cho bé như vệ sinh tay chân bằng xà phòng trước và sau khi ăn, tăng cường dinh dưỡng để bé có khả năng miễn dịch cao.
Tuyệt đối không được cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hay người nghi mắc bệnh. Hạn chế cho trẻ đi tới những nơi đông người, vùng có dịch, nếu cần phải ra ngoài phải cho trẻ đeo khẩu trang y tế. Không nên cho trẻ sử dụng chung đồ chơi với những trẻ khác, nơi ở của trẻ phải luôn thoáng mát tránh ẩm mốc để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.
Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh mà trẻ đang gặp phải.
Nhiều bậc phụ huynh thường kiêng tắm cho trẻ, điều này càng khiến trẻ ngứa ngáy hơn, làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và khiến trẻ dễ bị biến chứng hơn. Vì vậy, thay vì kiêng tắm thì cha mẹ cần phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm giúp hạn chế sự lan truyền bệnh tay chân miệng cho người lành và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ, trong quá trình tắm cho trẻ cần lưu ý tránh làm vỡ những mòng nước trên cơ thể trẻ.
Cha mẹ cũng cần phải vệ sinh tay chân bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc cho trẻ, những vật dụng dùng cho trẻ hằng ngày như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… cần phải được khử trùng bằng nước nóng thường xuyên.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ nếu được chăm sóc tốt sẽ không gì nguy hiểm, ngược lại nếu không biết chăm sóc cho trẻ sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng và dẫn tới tử vong rất nhanh. Do đó khi có con nhỏ các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh ở trẻ này.