Những lưu ý về hiện tượng phát ban không sốt ở người lớn

Những lưu ý về hiện tượng phát ban không sốt ở người lớnPhát ban không sốt ở người lớn bắt nguồn chủ yếu từ các bệnh da liễu. Tuy nhiên tình trạng phát ban không sốt ở người lớn cũng có thể xảy ra do rối loạn nội tiết và suy giảm chức năng gan.

Phát ban không sốt ở người lớn bắt nguồn chủ yếu từ các bệnh da liễu. Tuy nhiên tình trạng phát ban không sốt ở người lớn cũng có thể xảy ra do rối loạn nội tiết và suy giảm chức năng gan.

Những lưu ý về hiện tượng phát ban không sốt ở người lớn

Phát ban là triệu chứng tổn thương da đa hình thái, có thể xuất hiện ở dạng mảng, đốm,.. và có màu đỏ, hồng, nâu đỏ,…tùy vào nguyên nhân cụ thể. Triệu chứng phát ban thường đi kèm với tình trạng sốt, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, ớn lạnh,… Tuy nhiên trong một số trường hợp phát ban da thường không đi kèm với tình trạng tăng thân nhiệt. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, phát ban không sốt ở người lớn có thể là tình trạng của các bệnh lý sau:

Rôm sảy do thời tiết nóng bức

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, rôm sảy là tình trạng tổn thương da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người trưởng thành cũng có thể mắc phải bệnh lý. Rôm sảy là một dạng tổn thương da có màu đỏ, đặc trưng bởi các nốt mụn nhỏ mọc nhiều và khu trú ở những vùng da có nếp gấp như nách, cổ và bẹn.

Thời tiết nóng bức là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rôm sảy ở người lớn. Khi không khí quá nóng, da sẽ có xu hướng tiết nhiều dầu để giữ ẩm và hạ nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên lượng dầu được sản sinh quá mức có thể khiến lỗ chân lông bít tắc và gây ra tình trạng rôm sảy.

Bệnh chàm

Chàm là một dạng viêm da mãn tính. Tổn thương da do bệnh chàm khá đa dạng, trong đó phát ban là một trong những hình thái phổ biến nhất. Bệnh chàm chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da nên thường không gây sốt, sưng hạch bạch huyết hay mệt mỏi.

Tuy nhiên bệnh lý này có tiến triển mãn tính và kéo dài nên các triệu chứng có thể tái phát khi có tác nhân kích thích (stress, chất dị ứng, mệt mỏi, rối loạn nội tiết,…). Tương tự như rôm sảy, chàm tuy không gây sốt nhưng thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khô rát và chảy máu ở da.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý tổn thương da do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng (mỹ phẩm, hóa chất và nọc độc côn trùng). Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, thường không kèm theo triệu chứng sốt và có thể gây đau rát, ngứa ngáy.

So với những tình trạng da liễu trên, phạm vi ảnh hưởng của viêm da tiếp xúc thường nhỏ hơn – chủ yếu khu trú ở vùng da có tiếp xúc vật lý với tác nhân dị ứng. Bệnh lý này không phải tình trạng mãn tính nên có thể thuyên giảm sau khi được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là hệ quả của phản ứng dị ứng. Các tác nhân như phấn hoa, khói thuốc, nước xịt phòng, lông chó mèo,… có thể đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Với những người bị dị ứng, hệ miễn dịch lập tức giải phóng histamine và làm phát sinh triệu chứng ở da, mũi và mắt.

Viêm da dị ứng đặc trưng bởi tình trạng phát ban da có màu đỏ hoặc hồng và thường gây ngứa nhẹ. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh thường giảm nhanh chóng sau khi tình trạng dị ứng được kiểm soát.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa là phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc do rối loạn nội tiết tố gây ra. Triệu chứng này là một dạng phát ban da phổ biến và thường không đi kèm với triệu chứng sốt.

Mề đay mẩn ngứa có thể gây ngứa và nóng ở vùng da tổn thương. Triệu chứng này có thể diễn tiến cấp tính hoặc mãn tính tùy theo cơ địa của từng người. Mề đay mẩn ngứa không gây nguy hiểm nhưng có thể làm phát sinh triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt, mất tập trung và khó chịu,…

Hăm da ở người lớn

Phát ban không sốt là một trong những triệu chứng của bệnh hăm da ở người lớn. Hăm da thường xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở người lớn với nhiều nguyên nhân như do ma sát da với quần áo, nhiệt độ và độ ẩm của da cao, vệ sinh da không đúng cách,…

Hăm da ở người lớn còn có thể làm xuất hiện các mụn nước nhỏ, màu đỏ, ngứa da nhẹ,… Các triệu chứng trên da thường có xu hướng biến mất sau khoảng vài ngày.

Bệnh Rosacea

Bệnh Rosacea hay còn gọi là chứng đỏ mặt. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng da mặt xuất hiện những vết đỏ, thỉnh thoảng có kèm theo các nốt mụn đỏ hoặc mụn mủ.

Bệnh Rosacea là một trong những tình trạng sức khỏe gây ra triệu chứng phát ban không ở người lớn. Bên cạnh đó, bệnh có thể đi kèm với những triệu chứng khác như da nóng, châm chích, bề mặt da dày lên, da khô và đóng mảng.

Lupus ban đỏ

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, lupus ban đỏ là một dạng bệnh lý tự miễn thường gặp. Bệnh hình thành do hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể nhằm tấn công vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, trong đó da là cơ quan chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Có đến ¾ bệnh nhân bị lupus ban đỏ gặp phải tổn thương trên da. Các triệu chứng da do lupus ban đỏ gây ra, bao gồm nổi hồng ban, dát xuất huyết,… và không kèm theo sốt hay sưng hạch bạch huyết.

Lupus ban đỏ là một bệnh hệ thống, vì vậy triệu chứng có thể tiến triển xấu và gây tổn thương các cơ quan như thận, thần kinh, khớp, phổi, tim,…

Tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng

Tia UVA và UVB trong ánh nắng là các tác nhân khiến da lão hóa và tổn thương. Trong trường hợp tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian tia cực tím hoạt động mạnh (11:00 – 14:00), da có thể đỏ ửng và xuất hiện phát ban. Ở một số người, vùng phát ban da do tiếp xúc với ánh nắng còn có xu hướng nổi các mụn nước.

Tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tình trạng thường gặp và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng này gây ra phát ban da nhưng không đi kèm với sốt và có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Tuy nhiên việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài có thể khiến da hình thành nếp nhăn, lão hóa, xuất hiện các vết sạm nám và tăng nguy cơ ung thư da.

Những lưu ý về hiện tượng phát ban không sốt ở người lớn

Các vấn đề về gan

Gan là cơ quan chuyển hóa các thực phẩm và thành phần mà cơ thể thu nạp. Khi chức năng gan suy giảm, các độc tố trong thực phẩm, thuốc điều trị,… sẽ ứ đọng trong cơ thể và làm phát sinh những triệu chứng trên da.

Tổn thương da do suy giảm chức năng gan thường có màu hồng, đỏ và đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy. Ngoài ra, khi bị suy gan, bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng đi kèm như nước tiểu có màu vàng sẫm, dễ bị dị ứng thực phẩm, da hơi vàng, hay đau tức ngực,…

Không dung nạp rượu bia

Không dung nạp rượu bia là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ enzyme để chuyển hóa các chất độc trong bia rượu. Triệu chứng do tình trạng này phát sinh ngay sau khi sử dụng các đồ uống chứa cồn, bao gồm: da đỏ, ngứa, phát ban không sốt, nghẹt mũi, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, đau bụng,…

Không dung nạp rượu bia có thể được phòng ngừa bằng cách kiêng cử tuyệt đối các đồ uống này. Nếu sử dụng rượu bia thường xuyên, bạn có thể đối mặt với biến chứng như phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) và đau nửa đầu.

Tiền mãn kinh ở nữ giới

Chuyên gia Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn cho biết tiền mãn kinh là giai đoạn phụ nữ bắt đầu thay đổi về mặt sinh lý (giảm hormone estrogen, teo cơ quan sinh dục, ngưng sản sinh tế bào trứng,…). Ở giai đoạn này, lượng hormone trong cơ thể bắt đầu có xu hướng suy giảm và mất ổn định.

Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể – trong đó có làn da. Mất cân bằng hormone có thể khiến da sạm, nám, hình thành vết nhăn, thậm chí xuất hiện các mảng phát ban. Tổn thương da do tiền mãn kinh có xu hướng thuyên giảm sau khi cơ thể đã thích nghi với các thay đổi bất thường.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop