Việc lạm dụng chất gây nghiện sẽ gây ra các triệu chứng phụ thuộc thuốc, từ đó khiến người dùng không thể ngưng sử dụng và không thể kiểm soát được liều lượng mặc dù biết những hậu quả do chúng gây ra
Lạm dụng chất gây nghiện là gì?
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, lạm dụng chất gây nghiện là tình trạng sử dụng một số chất hay thuốc có tính chất hướng thần không đúng liều lượng cho phép, có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Việc sử dụng các chất có tính hướng thần không đúng cách sẽ triệu chứng phụ thuộc thuốc khiến người dùng không thể ngưng sử dụng và không thể kiểm soát được liều lượng mặc dù biết những hậu quả do chúng gây
Các chất gây nghiện thường gặp
Rượu và thức uống có cồn nói chung: Tác động của rượu lên mỗi người là khác nhau nhưng uống nhiều rượu và uống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc tai nạn và những hậu quả khó lường khác như bị cướp giật, cưỡng hiếp… Uống nhiều rượu có thể gây bệnh gan và những vấn đề sức khỏe khác hay rối loạn tâm thần do rượu.
Thuốc: Một số loại thuốc kê đơn thường bị lạm dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau chứa opioid (như morphin, pethidin, tramadol…)
- Thuốc chữa rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) (như Methylphenidate được giới trẻ sử dụng bất hợp pháp để tăng cường trí não…)
- Thuốc chữa chứng rối loạn lo âu (như alprazolam, Clonazepam, diazepam, lorazepam…)
- Thuốc không kê đơn thường bị lạm dụng nhất là thuốc trị cảm và ho chứa dextromethophan, nếu sử dụng liều cao sẽ gây ra cảm giác như say rượu.
Heroin: Herion được xếp loại chất cấm, tuy nhiên đây lại chính là tiền chất của một số thuốc ngủ chứa opioid. Heroin gây cảm giác dễ chịu, phấn khích cho người sử dụng nhưng khi nó hết tác dụng lại khiến họ cảm thấy di chuyển và suy nghĩ của mình chậm chạp hơn, cơ thể khó chịu, dị cảm, buồn nôn và lo âu. Do đó người dùng lại muốn sử dụng tiếp tục để duy trì cảm giác phấn chấn dễ chịu.
Cocaine: Dược chất có khả năng làm cho người dùng vận động và suy nghĩ nhanh hơn, cơ thể cảm thấy khỏe hơn, tràn trề sinh lực và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên cảm xúc có thể chuyển sang trạng thái tức giận, cảm thấy có người đe dọa mình dẫn đến làm những việc vô lý. Sử dụng cocaine lâu dài sẽ dẫn đến nghiện thuốc nặng.
Thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa thành phần nicotin khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu và hưng phấn hơn. Cảm giác đó có thể mất nhanh khiến người dùng muốn tiếp tục hút. Thật ra, nghiện thuốc lá chính là nghiện chất nicotin chứa trong đó.
Triệu chứng thường gặp khi lạm dụng chất gây nghiện
Thường thì khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc nào đó ta rất dễ dàng kiểm soát liều lượng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, người dùng cần liều cao hơn để có tác dụng tương tự lúc ban đầu, dẫn đến việc lạm dụng thuốc. Hơn thế nữa, một số người trở nên nghiện thuốc thật sự. Một số dấu hiệu biểu hiện tình trạng lạm dụng thuốc như sau:giảm hứng thú với những thú vui trước đây; thường xuyên thay đổi bạn bè; ít chăm sóc bản thân hơn; ở một mình nhiều hơn trước đây; ăn nhiều hay ít hơn bình thường; ngủ trái giờ; gặp rắc rối khi đi làm hay với gia đình; thay đổi cảm xúc nhanh chóng
Điều trị và phòng chống lạm dụng chất gây nghiện?
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, việc lạm dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta, sức khỏe, công việc, các mối quan hệ, làm hao tốn tiền bạc và có khả năng gây tai nạn hay rắc rối trong cuộc sống. Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nghiện thuốc, gây ra những vần đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Người lạm dụng thuốc cần được tư vấn và điều trị bởi chuyên gia kết hợp cùng người thân, bạn bè để có thể ngưng tình trạng này. Điều quan trọng nhất vẫn là bản thân người sử dụng thuốc cần phải luôn cẩn thận, không tùy tiện dùng thuốc hay tăng liều thuốc, không sử dụng chất cấm và nên có kiến thức về lạm dụng thuốc để tự nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và dừng kịp thời. Nếu người lạm dụng thuốc không thể tự ngưng, họ nên tìm cho mình một phòng khám nội khoa hoặc chuyên khoa tâm thần phù hợp để được bác sĩ tư vấn, theo dõi và điều trị.
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa việc sử dụng chất gây nghiện là tìm kiếm sự trợ giúp khi có những vấn đề về hành vi hoặc các bệnh tâm thần. Khi gặp quá nhiều căng thẳng hoặc có những cảm xúc tiêu cực, hãy tìm đến các chuyên gia trị liệu để giúp kiểm soát vấn đề. Việc đó sẽ hiệu quả hơn thay vì sử dụng các chất gây nghiện. Điều trị cũng sẽ giúp phòng tránh việc tái sử dụng ở những người đã từng lạm dụng chất gây nghiện.