Tiểu buốt ra máu là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào?

Tiểu buốt ra máu là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào?Tiểu buốt ra máu là triệu chứng đáng báo động, có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Trong đó dễ gặp nhất là các bệnh liên quan đến thận và đường tiết niệu.

Tiểu buốt ra máu là triệu chứng đáng báo động, có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Trong đó dễ gặp nhất là các bệnh liên quan đến thận và đường tiết niệu.

Tiểu buốt ra máu là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tiểu buốt là triệu chứng rất dễ gặp đi kèm với các biểu hiện đau, nóng rát và khó chịu khi đi tiểu. Tình trạng này sẽ trở nên đáng quan ngại hơn khi nước tiểu có lẫn máu. Rất có thể, người bệnh đang sống chung với những rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể. Tiểu buốt ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau đây:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khởi phát khi có sự xuất hiện của các vi khuẩn tại bất cứ cơ quan nào ở đường tiết niệu. Thận, niệu đạo, bàng quang, niệu quản là những cơ quan chính ở đường tiết niệu có chức năng sản xuất, lưu trữ cũng như đào thải nước tiểu. Trong đó, niệu đạo và bàng quang là dễ bị nhiễm trùng nhất.

Tiểu buốt ra máu là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện khác đi kèm. Điển hình như mắc tiểu liên tục, đau rát niệu đạo, đau bụng dưới…

Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến thận, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn thường dế bị đau thắt lưng, vùng chậu, sốt, ớn lạnh hay buồn nôn.

Tổn thương thận

Mặc dù là lý do ít phổ biến hơn nhưng nếu thận bị bệnh hoặc bị viêm cũng có thể khiến nước tiểu lẫn máu. Những tổn thương tại thận có thể tự xảy ra hoặc là hệ quả của những bệnh lý khác, dễ gặp nhất là bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nhiễm virus, viêm mạch máu hay các vấn đề về miễn dịch có thể ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ lọc máu ở thận. Từ đó kích hoạt bệnh viêm cầu thận, gây ra triệu chứng tiểu buốt ra máu, đi tiểu thường xuyên.

Ở đối tượng trẻ em từ 6 – 10 tuổi, rối loạn cầu thận cũng có thể gây ra hiện tượng nước tiểu lẫn máu. Rối loạn này thường phát triển trong vòng 1 – 2 tuần sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn mà không được điều trị.

Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận

Một nguyên nhân khác khiến triệu chứng tiểu buốt ra máu xuất hiện chính là sự hiện diện của sỏi ở trong bàng quang hay trong thận. Đây là những tinh thể được hình thành do một lượng lớn khoáng chất đọng trong nước tiểu, nhất là canxi.

Khi sỏi phát triển lớn, các triệu chứng thường sẽ trở nên nặng nề hơn. Bởi lúc này, đường tiểu thường bị chèn ép, tắc nghẽn. Người bênh không chỉ tiểu ra máu mà còn cảm thấy đau buốt rất khó chịu.

Tuyến tiền liệt mở rộng

Tình trạng này còn được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Tuyến tiền liệt mở rộng sẽ gây chèn ép nặng nề lên niệu đạo. Từ đó làm phát sinh nhiều triệu chứng bất thường khi đi tiểu. Điển hình như tiểu buốt, tiểu không hết hay nước tiểu có lẫn máu.

Tuyến tiền liệt mở rộng có thể do lão hóa, viêm nhiễm hay sự xuất hiện của các khối u xơ. Nó ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới trưởng thành ở độ tuổi 50 – 60 và tận gần 90% những người đàn ông trên 80 tuổi.

Trong trường hợp nghiêm trọng, người mắc bệnh tuyến tiền liệt mở rộng có thể sẽ không đi tiểu được. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần nhận được cấp cứu y tế ngay lập tức.

Ung thư

Ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt hay thận đều có thể khiến tình trạng tiểu buốt ra máu xuất hiện. Thông thường ở giai đoạn đầu của ung thư, nước tiểu có thể lẫn máu nhưng ít đi kèm các triệu chứng khác. Tình trạng nước tiểu lẫn máu đôi khi chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm.

Tuy nhiên, trong trường hợp tế bào ung thư tiến triển, người bệnh rất dễ gặp nhiều triệu chứng đi kèm. Có thể là mắc tiểu liên tục, đau rát khi đi tiểu, mót tiểu ngay cả khi bàng quang không đầy. Ngoài ra, những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, đau xương, mất cảm giác ngon miệng hay giảm cân cũng sẽ xuất hiện.

Tiểu buốt ra máu là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào?

Hướng dẫn điều trị tiểu buốt ra máu?

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nếu chỉ đơn thuần gặp phải chứng tiểu buốt thì có thể chỉ liên quan đến các vấn đề ăn uống hay sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu nước tiểu có lẫn máu đi kèm với chứng tiểu buốt, tiểu dắt thì bạn nên đặc biệt thận trọng. Bởi lúc này có nguy cơ cao là bạn đang sống chung với các bệnh lý nghiêm trọng.

Các bệnh đặc trưng bởi triệu chứng tiểu buốt ra máu đều rất nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Chúng có thể phát sinh các biến chứng. Nhất là đối với các bệnh nhiễm trùng hay ung thư, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào khi phát hiện muộn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân kích hoạt triệu chứng mà bác sĩ sẽ có cách điều trị thích hợp. Một số cách sau đây sẽ có thể đáp ứng trong các trường hợp nhất định.

  • Sử dụng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Dùng thuốc theo toa để thu nhỏ tuyến tiền liệt
  • Điều trị bằng sóng xung kích để phá vỡ sỏi bàng quang hay sỏi thận

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan được tốt hơn, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc tại nhà. Tập trung chủ yếu vào vấn đề điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt và làm việc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop