Tìm hiểu bài thuốc trị bệnh viêm tai giữa từ Y sĩ YHCT Sài Gòn

Tìm hiểu bài thuốc trị bệnh viêm tai giữa từ Y sĩ YHCT Sài GònChữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh thực hiện vì nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp và ít gây ra tác dụng phụ,… Vậy cách thực hiện các bài thuôc này như thế nào?

Chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh thực hiện vì nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp và ít gây ra tác dụng phụ,… Vậy cách thực hiện các bài thuôc này như thế nào?

Tìm hiểu bài thuốc trị bệnh viêm tai giữa từ Y sĩ YHCT Sài Gòn

Bệnh viêm tai giữa

 

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các thầy thuốc Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn một số bài thuốc trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả!

THẦY THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHIA SẺ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA VIÊM TAI GIỮA

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở ống tai giữa do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến. Ngoài việc sử dụng kháng sinh và thuốc điều trị từ Tây y, một số người bệnh đã tận dụng các thảo dược tự nhiên để làm giảm triệu chứng và cải thiện nhiễm trùng ở ống tai. Dưới đây là các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa được áp dụng phổ biến.

Bài thuốc uống

Các bài thuốc uống từ dân gian có khả năng cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch và hạn chế các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở tai từ bên trong.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 12g, đương quy 15g, mần tưới 10g, hương phụ 10g, bạch linh 12g, thạch xương bồ 12g, sài hồ 10g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị rửa sạch và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng một thang, duy trì trong 10 ngày.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Sài đất, mẫu lệ, chi tử, bạch truật, hoàng kì, phòng sâm, kinh giới, bạch linh và cây cứt lợn mỗi thứ 5g, đinh lăng, hạ khô thảo và thổ phục linh mỗi thứ 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang và chia thành 3 lần sử dụng.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: Ngân hoa, cam thảo và xuyên khung mỗi thứ 10g, liên kiều, trần bì, hương phụ và sài hồ mỗi thứ 12g, thổ phục linh và nam tục đoạn mỗi thứ 20g, ích mẫu, kinh giới, bạch chỉ nam, kinh hoàng bá, bưởi bung và cây cứt lợn mỗi thứ 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần dùng. Ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc dùng ngoài

Các bài thuốc dùng ngoài được sử dụng trực tiếp nên có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn nhanh hơn bài thuốc uống. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc dùng ngoài vì có thể nguy cơ cao gây nhiễm trùng và ngứa ngáy tai.

Bài thuốc nhỏ tai từ thạch xương bồ:

  • Chuẩn bị: Thạch xương bồ, trần bì, thương nhĩ tử và cây ngũ sắc mỗi thứ 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị rửa sạch và đun với 150ml nước, đến khi còn 50ml. Rót nước vào bát và để nguội, cho bông lọc vào hỗn dịch để làm trong nước, sau đó cho vào lọ kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần, mỗi lần từ 2 – 3 giọt.

Bài thuốc thổi từ phèn chua và ngũ bội tử:

Bài thuốc kết hợp giữa ngũ bội tử và phèn chua phù hợp với bệnh nhân viêm tai giữa có mủ hoặc viêm tai giữa thanh dịch.

  • Chuẩn bị: Phèn chua và ngũ bội tử mỗi thứ 0.5kg.
  • Thực hiện: Đem hai vị đun cho đến khi phèn chua chảy ra và quyện đều với ngũ bội tử. Sau đó dùng phần màu trắng xốp nghiền nhỏ, bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng cần vệ sinh tai bằng oxy già, sau đó cuộn tờ giấy nhỏ lại thành hình chiếc tẩu. Cho thuốc vào cuộn giấy và thổi vào bên trong tai.

Lưu ý: Khi dùng bài thuốc này, cần sử dụng 2 lần (sáng – tối) và chỉ nên dùng khoảng 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh. Đồng thời cần ngưng sử dụng các loại kháng sinh 24 giờ trước khi áp dụng bài thuốc này.

Bài thuốc xông:

  • Chuẩn bị: Huyền sâm, bồ công anh, thổ phục linh, bạch chỉ, hoàng cầm, hạ khô thảo và kim ngân hoa mỗi thứ 10g, tăm bông, nước muối sinh lý và xi lanh khử trùng.
  • Thực hiện: Đem sắc các dược liệu, sau đó vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng tăm bông thấm nước sắc còn ấm. Đem sát đầu xi lanh vào ống tai và đưa tăm bông vào bên trong xi lanh và bịt kín. Lúc này nước sắc ấm sẽ tạo thành khói nhẹ và di chuyển vào bên trong ống tai.

Bài thuốc từ sáp ong:

  • Chuẩn bị: Một lượng sáp ong vừa đủ.
  • Thực hiện: Cuộn miếng giấy thành hình cái tẩu, sau đó cho sáp ong vào và đốt ở 1 đầu giấy. Đưa đầu còn lại vào tai để xông hơi.

Lưu ý: Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày, mỗi ngày có thể thực hiện từ 2 – 3 lần.

Bài thuốc từ cây sống đời:

Cây sống đời có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Vì vậy loại thảo dược này có khả năng giảm sưng nóng và viêm ở ống tai giữa.

  • Chuẩn bị: 3 – 5 lá sống đời tươi.
  • Thực hiện: Đem lá sống đời rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt nhỏ từ 1 – 2 giọt vào tai.

Với cách này, nên thực hiện 3 lần/ ngày trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên cách chữa viêm tai giữa từ cây sống đời chỉ có tác dụng đối với trường hợp cấp tính.

Bài thuốc từ rau diếp cá

Rau diếp cá còn được gọi là ngư tinh thảo hay dấp cá, có tính hàn, tác dụng giải độc, thanh nhiệt và kháng khuẩn. Bài thuốc từ diếp cá có tác dụng giảm viêm, đau và ức chế khuẩn gây bệnh.

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau diếp cá tươi.
  • Thực hiện: Đem diếp cá rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Mỗi lần dùng 1 – 3 giọt nhỏ vào tai.

Tìm hiểu bài thuốc trị bệnh viêm tai giữa từ Y sĩ YHCT Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, trước khi áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc dân gian, bạn cần cân nhắc giữa ưu và nhược điểm của những bài thuốc này.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu thiên nhiên nên dễ tìm mua, chi phí thấp, có độ an toàn cao và ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Dễ dàng dung nạp và chuyển hóa nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Ít gây ra tình trạng lạm dụng hay phụ thuộc.
  • Có thể áp dụng lâu dài mà không làm tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Nhược điểm:

  • Tính đặc hiệu thấp nên cần phải duy trì trong thời gian dài mới nhìn thấy hiệu quả.
  • Có thể gây nhiễm trùng và một số tác dụng phụ ở những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Không an toàn tuyệt đối khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Tác dụng phụ thuộc nhiều vào cơ địa nên thường không có tính đồng nhất. Ở một số trường hợp, các bài thuốc trên hầu như không đem lại bất cứ tác dụng gì.
  • Một số cách chữa chưa được chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả.

Cách chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian có các ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Vì vậy trước khi thực hiện, bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng để tránh những tình huống rủi ro khi áp dụng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop