Hiện tượng bí tiểu ở người già lại tưởng chừng đơn giản lại vô cùng nguy hiểm. Đôi khi bệnh rơi vào tình trạng vô hướng, càng điều trị lại càng phức tạp hơn.
Bí tiểu ở người già?
Hiện nay, tình trạng bí tiểu ở người già không ngừng tăng lên. Căn bệnh này không chỉ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe mà đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Rất nhiều cụ ông, cụ bà gặp phải tình trạng “mắc” tiểu nhưng không thể “đi” được dù đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau.
Người bệnh thường bị đi tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, liên tục với lượng nước tiểu không nhiều. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ bị chướng lên, căng tức, rất khó chịu. Điều này tạo “cực hình” cho người già mỗi khi đi tiểu. Nhiều khi bệnh nhân còn có cảm giác “buốt đến tận óc”. Về đêm, người bệnh vô cùng mệt mỏi vì phải đi tiểu thường xuyên nhưng lại tiểu rất ít. Bí tiểu ở người già khiến bệnh nhân mất ngủ thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Bà Huỳnh Thị Thắm (68 tuổi, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Tôi bị bí tiểu, thường xuyên không tiểu được. Tuy nhiên, số lần “mắc” tiểu trong ngày rất nhiều. Đôi khi phần bụng của tôi bị căng tức, khó thở. Bên cạnh đó, mỗi lần tiểu, tôi có cảm giác buốt, tiểu rắt, rất khó chịu. Tôi mắc căn bệnh này cũng đã 5 tháng rồi. Dù uống rất nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không cải thiện.”
Nguyên nhân gây bí tiểu cấp ở người già?
Tiểu tiện là sự kết hợp giữa co bóp mạnh ở bàng quang và sự giãn nở của cổ bàng quàng. Nếu các cơ quan này không hoạt động sẽ gây ra tình trạng bí tiểu. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàng quang.
Thông thường, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do bệnh u lành tuyến tiền liệt gây chèn ép, chấn thương gây vỡ xương chậu, chấn thương cột sống, mắc nghẽn cổ bàng quang và niệu đạo,… Ngoài ra, bệnh nhân bị bí tiểu cấp có thể do một số nguyên nhân như viêm tuyến tiền liệt cấp tính, phì đại tuyến tiền liệt, can thiệp phẫu thuật khiến bệnh nhân bị căng thẳng, lo lắng quá mức.
Khi bàng quang co bóp không đủ mạnh hoặc cổ bàng quang không giãn nở sẽ gây ra hiện tượng mất liên hệ với hệ thần kinh thực vật, cơ vòng nhanh chóng bị biến dạng, chèn ép lên bàng quang và gây bí tiểu. Bệnh lý này sẽ khiến bệnh nhân đối diện với hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng.
Bí tiểu ở người già có nguy hiểm không?
Với tình trạng bí tiểu đột ngột, dù đã cố rặn nhưng không thể tiểu được ở người già do tắc nghẽn đường thoát nước tiểu khiến cho bàng quang bị căng đầy. Người bệnh sẽ có cảm giác bị căng tức bụng và thường xuyên gặp phải những cơn đau có thắt liên tục.
Theo các nghiên cứu cho thấy, hiện tại tỉ lệ những bệnh nhân lớn tuổi từ 70 – 80 tuổi mắc bệnh bí tiểu ngày càng tăng. Hầu hết, người bệnh không tiến hành thăm khám, chữa trị bệnh kịp thời. Chỉ những trường hợp bệnh biến chứng nặng như suy thận, giãn đài bể thận,… mới đến bệnh viện khám bệnh.
Dường như bệnh nhân không ý thức được bản thân mình mắc bệnh vì vẫn đi tiểu nhưng có cảm giác căng tức. Tuy nhiên, khi đã khám chữa bệnh, không phải bệnh nhân nào cũng điều trị đúng cách. Với căn bệnh này, bệnh nhân nam sẽ điều trị phức tạp hơn bệnh nhân nữ vì nam giới thường mắc bệnh do phì đại tuyến tiền liệt.
Bí tiểu ở người già là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và rất nhiều biến chứng khác nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Một số trường hợp người cao tuổi bị bí tiểu, không sử dụng phương pháp điều trị can thiệp vẫn có thể khỏi và phục hồi sức khỏe. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bí tiểu, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm.
Hy vọng những thông tin từ Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về căn bệnh bí tiểu ở người già. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải thận trọng. Tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám, chữa trị sớm. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để bệnh nhanh chóng khỏi.